Mẫu phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Mẫu phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Căn cứ theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT có quy định về mẫu phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo như sau:
Mẫu phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo: TẢI VỀ
Mẫu phiếu đăng ký tham gia khóa đào tạo mới nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa? (Hình từ Internet)
Số lao động sử dụng có tham gia BHXH bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định ra sao?
Theo Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như sau:
- Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo tháng hay quý?
Tùy loại hình bảo hiểm xã hội người lao động đăng ký tham gia mà phương thức đóng sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:
(1) Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo phương thức sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tháng: Áp dụng với tất cả người lao động.
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quý (3 tháng) hoặc 06 tháng/lần: Áp dụng với người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
(2) Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động được chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức sau:
- Đóng hằng tháng.
- Đóng 03 tháng/lần.
- Đóng 06 tháng/lần.
- Đóng 12 tháng/lần.
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần.
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Trường hợp đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu vào tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.


- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?
- Những cán bộ cấp xã nào có thể được hưởng chính sách theo Nghị định 178?