Mẫu lập kế hoạch công việc mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu lập kế hoạch công việc mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Kế hoạch công việc là bảng biểu sắp xếp những việc cần làm theo ngày, tuần, tháng nhằm đạt mục tiêu và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Việc lập kế hoạch công việc như vậy là vô cùng cần thiết đối với nhà quản lý, lãnh đạo và những người muốn quản lý công việc, cuộc sống một cách khoa học, hiệu quả.
Hiện nay, mẫu lập kế hoạch công việc không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu lập kế hoạch công việc sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Dưới đây là mẫu lập kế hoạch công việc mà các đơn vị có thể tham khảo:
(1) Mẫu lập kế hoạch công việc theo ngày
Việc lập kế hoạch và tổ chức công việc một cách chi tiết theo từng ngày, từng giờ giúp bạn dễ nắm bắt công việc và không bỏ sót. Đồng thời, việc này còn thuận tiện cho người quản lý quan sát tiến độ, điều chỉnh khi có sai sót xảy ra.
Tải Mẫu lập kế hoạch công việc theo ngày: Tại đây
(2) Mẫu lập kế hoạch công việc theo tuần
Việc lập kế hoạch công việc trong 1 tuần chủ yếu yêu cầu bạn điền chi tiết tên công việc, thời gian làm cũng như kết quả. Thêm vào đó, bạn còn phải cập nhật việc chưa làm được và hướng giải quyết.
Mẫu lập kế hoạch công việc theo tuần: Tại đây
(3) Mẫu lập kế hoạch công việc theo tháng
So với hai bảng kế hoạch trên, bảng lập kế hoạch công việc theo tháng có độ dài lớn nhất vì chứa nội dung tất cả công việc cần làm trong một tháng. Vì số lượng khá lớn nên người lập bảng cần tạo cột tiến độ công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc để mọi người dễ theo dõi, phân loại.
Mẫu lập kế hoạch công việc theo tháng: Tại đây
Mẫu lập kế hoạch công việc mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Người lao động thường xuyên không hoàn thành kế hoạch công việc thì có bị đuổi việc hay không?
Tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Theo đó, việc thường xuyên không hoàn thành kế hoạch công việc là một trong những lý do mà người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định nêu trên.
Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo lý do này thì trước đó, người sử dụng lao động đã phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, đồng thời chứng minh người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo các tiêu chí đánh giá đã được quy định.
Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mặc dù do người sử dụng lao động ban hành nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có).
Công ty có phải báo trước khi muốn đuổi việc người lao động thường xuyên không hoàn thành kế hoạch công việc hay không?
Tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, công ty phải tuân thủ điều kiện về thời gian báo trước về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động biết, cụ thể:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?