Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ mới nhất được quy định ở đâu?
Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Như vậy, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ đối với cơ quan hành chính là người đứng đầu cơ quan hành chính. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ mới nhất (Hình từ Internet)
Người lao động cần đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện gì khi ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người lao động khi ký kết hợp đồng thực hiện công việc như sau:
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành;
c) Có đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
đ) Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
e) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng;
g) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Như vậy, trước khi tiến hành ký kết người lao động cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định pháp luật mới ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ mới nhất được quy định ở đâu?
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ mới nhất được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 13 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Người đang thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động theo quy định của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) và cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký hợp đồng dịch vụ thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chuyển sang ký hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động ký kết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp một trong các bên không có nhu cầu thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp ký kết hợp đồng dịch vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ ưu tiên ký kết hợp đồng với người đang ký hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP , bảo đảm chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác mà người lao động đang được hưởng. Trường hợp người lao động không có nhu cầu tiếp tục ký hợp đồng thì giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động theo quy định tại khoản này còn dưới 24 tháng đến thời điểm nghỉ hưu tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện công việc và chế độ, chính sách đang hưởng mà không phải ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định này.
Thông qua điều khoản chuyển tiếp thì trường hợp người đang thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ và cơ quan, tổ chức đơn vị hành chính không ký hợp đồng dịch vụ thì trong 12 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chuyển sang ký hợp đồng lao động.
Do đó trong giai đoạn này, nếu người lao động ký hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ sẽ được áp dụng mẫu hợp đồng tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BNV.
Tải mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại đây: tải về
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?