Mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chuẩn nhất là mẫu nào?
Mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chuẩn nhất là mẫu nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên (hay còn gọi là Biên bản họp đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên). Tùy theo tình hình triển khai thực hiện đánh giá xếp loại của từng đơn vị mà sẽ có từng mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phù hợp.
Dưới đây là mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mà các đơn vị có thể tham khảo:
Tải mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tại đây
Xem thêm:
>>> Cách xóa minh chứng trên TEMIS khi đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
>>> Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên các cấp như thế nào?
>>> Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non là mẫu nào?
>>> Ngày bế giảng là ngày nào? Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài bao lâu?
>>> Thông tư 14 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Mẫu Biên bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chuẩn nhất là mẫu nào?
Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào?
Tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Theo đó, khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Tiêu chuẩn để lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
...
Theo đó, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được lựa chọn theo những tiêu chuẩn sau:
- Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT phải đạt mức tốt;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;
+ Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
+ Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;
+ Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?