Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm dành cho công ty như thế nào?
Thời điểm nào công ty phải báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời điểm công ty phải báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm như sau:
Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Như vậy, công ty phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Công ty phải báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm
Công ty báo cáo sai tình hình tai nạn lao động bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
...
Theo đó, hành vi công ty che giấu, báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động của người lao động là hành vi bị cấm và bị xử phạt theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, công ty báo cáo sai tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm dành cho công ty thế nào?
Mẫu tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm dành cho công ty được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm dành cho công ty mới nhất: TẢI VỀ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?