Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính?
Theo Điều 3 Luật Dữ liệu 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Chủ quản dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo yêu cầu của chủ sở hữu dữ liệu.
14. Chủ sở hữu dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng và trao đổi giá trị của dữ liệu do mình sở hữu.
15. Quyền của chủ sở hữu dữ liệu đối với dữ liệu là quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự.
16. Mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận biết được sang định dạng không nhận biết được.
17. Giải mã dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ định dạng không nhận biết được sang định dạng nhận biết được.
18. Điều phối dữ liệu là hoạt động tổ chức điều động và phân phối dữ liệu, quản lý, giám sát, tối ưu hóa luồng dữ liệu chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
Theo đó mã hoá dữ liệu là việc áp dụng các phương pháp, thuật toán mã hóa hoặc giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi dữ liệu từ định dạng nhận biết được sang định dạng không nhận biết được.
Lưu ý: Luật Dữ liệu 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
Dưới đây là một số ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính:
- Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption): Đây là phương pháp mã hóa sử dụng cùng một khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu. Ví dụ, thuật toán AES (Advanced Encryption Standard) là một trong những thuật toán mã hóa đối xứng phổ biến nhất. Khi bạn mã hóa một tập tin bằng AES, bạn cần sử dụng cùng một khóa để giải mã tập tin đó.
- Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption): Phương pháp này sử dụng hai khóa khác nhau - một khóa công khai (public key) để mã hóa và một khóa riêng (private key) để giải mã. Thuật toán RSA (Rivest-Shamir-Adleman) là một ví dụ điển hình. Khi bạn gửi một email mã hóa bằng RSA, người nhận sẽ sử dụng khóa riêng của họ để giải mã email.
- Mã hóa dữ liệu trên ổ cứng: BitLocker của Microsoft là một công cụ mã hóa toàn bộ ổ đĩa, giúp bảo vệ dữ liệu trên máy tính khỏi bị truy cập trái phép nếu máy tính bị mất hoặc bị đánh cắp.
- Mã hóa dữ liệu truyền tải: HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức mã hóa dữ liệu truyền tải trên internet. Khi bạn truy cập một trang web qua HTTPS, dữ liệu giữa trình duyệt của bạn và máy chủ web được mã hóa để bảo vệ thông tin cá nhân và nhạy cảm.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? (Hình từ Internet)
Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định:
Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
...
4. Môn chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, thời gian tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
b) Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100;
c) Đối với nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:
Thi viết, thời gian 120 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100.
5. Thi trắc nghiệm theo quy định tại Điều này được thực hiện trên máy vi tính. Điểm thi phải được thông báo cho công chức dự thi ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
...
Theo đó trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và phải thông báo điểm của môn thi cho công chức dự thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính.
Do đó kết quả của thi nâng ngạch công chức trên máy tính sẽ không được phúc khảo.
Điều kiện để đăng ký dự thi nâng ngạch công chức thế nào?
Theo Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 18 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP) quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn.
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ (không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học) và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi.
Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?