Lý do thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững dù tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024?

Vì sao tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững?

Lý do thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững dù tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024?

Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Tại Mục 2 Thông cáo báo chí thì lao động có việc làm quý 2 năm 2024 ước tính là 51,4 triệu người, tăng 126,6 nghìn người so với quý trước và tăng 217,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 19,7 triệu người, tăng 145,6 nghìn người so với quý trước và tăng 728,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 31,7 triệu người, giảm 19 nghìn người và giảm 510,7 nghìn người.

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý 2 năm 2024 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,7 triệu người, chiếm 26,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17 triệu người, chiếm 33,1%; khu vực dịch vụ là 20,7 triệu người, chiếm 40,3%.

Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 195,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 19,7 triệu người, tăng 687,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 31,7 triệu người, giảm 492,2 nghìn người.

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm sáu tháng đầu năm 2024 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,7 triệu người, chiếm 26,7% và giảm 112,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17 triệu người, chiếm 33,1% và giảm 201,2 nghìn người; khu vực dịch vụ là 20,7 triệu người, chiếm 40,2% và tăng 509,7 nghìn người.

Nhìn chung, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn. Số lao động có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) quý 2 năm 2024 là 33,5 triệu người, chiếm 65,2% trong tổng số lao động có việc làm và tăng 271,7 nghìn người so với quý trước và tăng 210,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 65%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực thành thị là 49,7%, tăng 0,3 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 74,5%, tăng 0,6 điểm phần trăm; nam là 68,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm và nữ là 61,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Như vậy, dù thị trường lao động Việt Nam tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kì năm 2023 nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn.

Cụ thể số lao động có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) quý 2 năm 2024 là 33,5 triệu người, chiếm 65,2% trong tổng số lao động có việc làm và tăng 271,7 nghìn người so với quý trước và tăng 210,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.

Lý do thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững dù tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024?

Lý do thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững dù tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024? (Hình từ Internet)

Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường lao động có làm điều chỉnh mức lương tối thiểu hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
...
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường lao động là một trong các yếu tố làm điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng thì bị phạt:

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng: đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thị trường lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lý do thị trường lao động Việt Nam phát triển chưa bền vững dù tăng 195,7 nghìn người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm công bố thông tin thị trường lao động?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm bảo mật thông tin thị trường lao động?
Lao động tiền lương
Kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động gồm các nội dung gì?
Lao động tiền lương
Lập kế hoạch thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường lao động?
Lao động tiền lương
Thông tin thị trường lao động có phải được bảo đảm an toàn không?
Lao động tiền lương
Thông tin thị trường lao động có phải được bảo mật không?
Lao động tiền lương
Trong thông tin thị trường lao động đâu là các nội dung cần phải được bảo mật?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thị trường lao động
304 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thị trường lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thị trường lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào