Lúc mới thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu chiến sĩ? Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Lúc mới thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu chiến sĩ?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”[1] để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”[2].
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”[3]; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[4]. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
...
Theo đó, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam lúc mới thành lập có 34 chiến sĩ.
Lúc mới thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu chiến sĩ?
Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định về phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Cành tùng đơn màu vàng
- Nền, hình phù hiệu
+ Nền phù hiệu hình bình hành; Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.
+ Hình phù hiệu có mầu vàng:
Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;
Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;
Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;
Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;
Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;
Thông tin: Hình sóng điện;
Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;
Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;
Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;
Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;
Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;
Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;
Hải quân: Hình mỏ neo;
Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;
Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;
Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;
Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;
Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;
Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;
Thể dục thể thao: Hình cung tên;
Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc biển tên, biểu tượng quân chủng, binh chủng, lô gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?