Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì?

Vị trí, chức năng của lực lượng cảnh vệ ra sao? Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì?

Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì?

Theo Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 quy định:

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.

Theo đó lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.

Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì?

Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì? (Hình từ Internet)

Vị trí, chức năng của lực lượng cảnh vệ ra sao?

Theo Điều 4 Luật Cảnh vệ 2017 quy định:

Vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh vệ
Lực lượng Cảnh vệ là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Theo đó, lực lượng Cảnh vệ là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Lực lượng Cảnh vệ có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Lực lượng cảnh vệ hiện nay có nhiệm vụ như thế nào?

Theo Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 quy định thì lực lượng Cảnh vệ có nhiệm vụ như sau:

Đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;

- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;

- Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.

Đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng

- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;

- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;

- Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.

Lực lượng cảnh vệ hiện nay cảnh vệ cho đối tượng nào?

Theo Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy định:

Đối tượng cảnh vệ
1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam bao gồm:
a) Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;
b) Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại;
c) Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
d) Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.
3. Khu vực trọng yếu bao gồm:
a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;
b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;
c) Khu vực làm việc của Quốc hội;
d) Khu vực làm việc của Chính phủ;
đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
4. Sự kiện đặc biệt quan trọng bao gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
b) Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
c) Kỳ họp của Quốc hội;
d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
đ) Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này tham dự hoặc chủ trì hội nghị.
5. Căn cứ tình hình an ninh chính trị trong từng giai đoạn, khi xét thấy cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung đối tượng cảnh vệ và việc áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ phù hợp với quy định tại các điều 11, 12, 13 và 14 của Luật này.

Theo đó lực lượng cảnh vệ cảnh vệ cho các đối tượng gồm:

- Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam;

- Khu vực trọng yếu;

- Sự kiện đặc biệt quan trọng;

- Các đối tượng cảnh vệ được bổ sung theo tình hình an ninh chính trị trong từng giai đoạn.

Lực lượng cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lực lượng Cảnh vệ từ 1/1/2025 bao gồm những ai?
Lao động tiền lương
Từ 2025, bổ sung thêm 3 chức danh mới được cảnh vệ là gì? Lực lượng cảnh vệ có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Lực lượng cảnh vệ cần có văn bằng, chứng chỉ gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được cảnh vệ? Chức năng của lực lượng cảnh vệ là gì?
Lao động tiền lương
Tuyển chọn lực lượng cảnh vệ phải theo tiêu chuẩn nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lực lượng cảnh vệ
345 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng cảnh vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng cảnh vệ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cảnh vệ năm 2017
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào