Luật sư xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?
- Luật sư xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?
- Vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư bị xử lý kỷ luật ra sao?
- Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì có được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Luật sư xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?
Căn cứ theo Quy tắc 21 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, cụ thể như sau:
Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
21.1. Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.
21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.
21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết.
21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng.
21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:
21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác;
21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;
21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.
21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.
21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.
21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Theo quy định trên có thể thấy hành vi luật sư xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc của mình là một trong những hành vi mà luật sư không được thực hiện vì nó nhằm mục đích giành giật khách hàng.
Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình là hành vi vi phạm Quy tắc 21 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Luật sư xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?
Vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư bị xử lý kỷ luật ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Luật Luật sư 2006 có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về luật sư vi phạm quy định Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
- Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì có được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư không?
Căn cứ Điều 19 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 của Luật này được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật này và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn.
2. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại điểm đ và điểm đ khoản 1 Điều 18 của Luật này được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều 18 của Luật này thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn tại Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các điều kiện sau đây:
a) Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
b) Thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư đã hết hoặc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
5. Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
Theo đó người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi:
- Có đủ tiêu chuẩn luật sư.
- Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?