Lót chống đâm xuyên của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Lót chống đâm xuyên của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại tiểu mục 6.2.1.2 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2. Giày ủng nguyên chiếc
6.2.1 Chống đâm xuyên
6.2.1.1 Xác định lực đâm xuyên
Khi giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.8.2, lực cần để đâm xuyên qua đế phải không được nhỏ hơn 1 100 N.
6.2.1.2 Kết cấu
Lót chống đâm xuyên phải được lắp vào phần đế của giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng. Lót này không được nằm trên gờ mép của pho mũi an toàn hoặc bảo vệ và không được gắn vào pho mũi.
...
Theo đó, lót chống đâm xuyên của giày ủng bảo vệ phải được lắp vào phần đế của giày ủng sao cho nó không thể tháo ra được nếu không phá hỏng giày ủng.
Lót này không được nằm trên gờ mép của pho mũi an toàn hoặc bảo vệ và không được gắn vào pho mũi.
Lót chống đâm xuyên của giày ủng bảo vệ phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Kích thước của lót chống đâm xuyên của giày ủng bảo vệ được quy định ra sao?
Tại tiểu mục 6.2.1.3 Mục 6 TCVN 763:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2.1.3 Kích thước
Kích thước của lót chống đâm xuyên được đo theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.8.1.
Trừ vùng gót, lót chống đâm xuyên phải có kích thước sao cho khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và đường mép của lót (X) là 6,5 mm. Ở vùng gót, khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và lót (Y) là 17 mm (xem hình 4).
Lót chống đâm xuyên phải có không quá ba lỗ với đường kính tối đa là 3 mm để gắn nó với đế của giày ủng.
Các lỗ này không được nằm ở vùng gạch chéo 1 (xem hình 4).
Các lỗ nằm ở vùng gạch chéo 2 không cần quan tâm (xem hình 4).
...
Theo đó, khi đo theo kích thước quy định tại Mục 5.8.1 TCVN 7651:2007 (ISO 20344 : 2004) thì trừ vùng gót, lót chống đâm xuyên phải có kích thước sao cho khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và đường mép của lót (X) là 6,5 mm. Ở vùng gót, khoảng cách lớn nhất giữa đường gờ mỏng của phom và lót (Y) là 17 mm.
Lót chống đâm xuyên phải có không quá ba lỗ với đường kính tối đa là 3 mm để gắn nó với đế của giày ủng. Các lỗ này không được nằm ở vùng gạch chéo 1. Các lỗ nằm ở vùng gạch chéo 2 không cần quan tâm.
Kích thước tính bằng milimét
Hình vị trí của lót chống đâm xuyên
Chú giải:
1- Đường mép của phần gờ mỏng của phom
2- Hình dạng thay đổi của lót
3- Lót
4- Vùng gót
5- Vùng gạch chéo 1
6- Vùng gạch chéo 2
7- Chiều dài mặt trong của phần đế giày ủng
Độ bền uốn của lót chống đâm xuyên được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 6.2.1.4 Mục 6 TCVN 7653:2007 (ISO 20346 : 2004) có quy định như sau:
6. Các yêu cầu bổ sung cho giày ủng bảo vệ
...
6.2.1.4 Độ bền uốn của lót chống đâm xuyên
Khi lót chống đâm xuyên của tất cả các loại giày ủng được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344: 2004), điều 5.9, phải không có vết nứt nào nhìn thấy được bằng mắt thường sau khi đạt 1 x 106 lần uốn.
6.2.1.5 Đặc tính của lót chống đâm xuyên
6.2.1.5.1 Độ bền ăn mòn của lót chống đâm xuyên bằng kim loại
Khi giày ủng làm hoàn toàn bằng cao su được thử theo TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.6.1, lót chống đâm xuyên bằng kim loại không có nhiều hơn năm chỗ ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2. Khi lót chống đâm xuyên bằng kim loại của tất cả các loại giày ủng khác được thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.6.3 thì nó không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2.
6.2.1.5.2 Lót chống đâm xuyên không phải bằng kim loại
Lót chống đâm xuyên không bằng kim loại phải phù hợp với yêu cầu của EN 12568 : 1998, 5.2, phép đo lực tối đa sau khi được xử lý như mô tả trong EN 12598 : 1998, 7.1.5.
6.2.2 Đặc tính điện
6.2.2.1 Giày ủng dẫn điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10, sau khi điều hòa trong môi trường khô (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10.3.3 a )), điện trở không được lớn hơn 100 kW.
6.2.2.2 Giày ủng chống tĩnh điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10, sau khi điều hòa trong môi trường khô và ướt (TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.10.3.3 a) và b)), điện trở phải lớn hơn 100 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 MW.
6.2.2.3 Giày ủng cách điện
Khi đo theo phương pháp trong TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344 : 2004), điều 5.11, giày ủng phải phù hợp vớ các loại O hoặc loại OO.
...
Như vậy, khi lót chống đâm xuyên của tất cả các loại giày ủng bảo vệ được thử theo phương pháp xác định độ bền uốn quy định tại Mục 5.9 TCVN 7651:2007 (ISO 20344: 2004) thì lót chống đâm xuyên phải không có vết nứt nào nhìn thấy được bằng mắt thường sau khi đạt 1 x 106 lần uốn.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?