Lợi ích của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với người lao động là gì?

Cho tôi hỏi nếu như tôi thi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì tôi có thể có những lợi ích gì? Nếu tôi đang ký thi thì tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Câu hỏi của anh Hùng (Bắc Giang).

Lợi ích của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Theo Điều 29 Luật Việc làm 2013 có nêu:

Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động.
2. Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Và theo Điều 33 Luật Việc làm 2013 có nêu như sau:

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.

Theo đó chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giúp người lao động hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Ngoài ra, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia còn có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp được thừa nhận, công nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam và quóc gia, vùng lãnh thổ khác thì việc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia còn tạo cơ hội cho người lao động được làm việc tại nước ngoài và ngược lại.

Bên cạnh đó, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cũng là căn cứ cho người sử dụng lao động khi tuyển dụng, phân công công việc và trả lương phù hợp với bậc kỹ năng mà người lao động đạt được. Từ đó giúp mở rộng cơ hội việc làm hơn cho người lao động.

Lợi ích của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với người lao động là gì?

Lợi ích của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với người lao động là gì? (Hình từ Internet)

Người lao động phải đảm bảo điều kiện gì để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:

Điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
2. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
c) Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
3. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
d) Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
4. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
đ) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
5. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
e) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
6. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.

Theo đó, Người lao động nếu muốn được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo quy định trên.

Hồ sơ đăng ký tham gia thi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm những giấy tờ gì?

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 31/2015/NĐ-CP thì người đăng ký tham gia đánh giá, xét chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Phiếu đăng ký tham dự có ảnh của người lao động và ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Một (01) bản chụp một trong các loại giấy tờ để chứng minh có một trong những Điều kiện được nêu tại Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP như trên.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có quyền gì?
Lao động tiền lương
Khi nào chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan nào cấp?
Lao động tiền lương
Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Sử dụng người lao động chưa qua đào tạo chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có dạng ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
996 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào