Loại bỏ nhiều thủ tục khi đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ là Đảng viên theo Quy định 124, cụ thể ra sao?
Cán bộ là Đảng viên nào thuộc đối tượng đánh giá xếp loại chất lượng theo Quy định 124?
Tại khoản 2 Điều 9 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Đối tượng đánh giá, xếp loại
1. Tập thể
1.1. Tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị:
a) Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; tổ chức đảng ở cơ sở.
b) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
Các đối tượng kiểm điểm được quy định tại Khoản 1, Điều 5 (trừ đối tượng tại Tiết a, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 5 Quy định này).
2. Cá nhân
a) Các đối tượng kiểm điểm được quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy định này.
b) Các đối tượng khác do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, cán bộ là Đảng viên nào thuộc đối tượng đánh giá xếp lại chất lượng theo Quy định 124 bao gồm:
- Cán bộ là Đảng viên trong toàn Đảng (trừ cán bộ là đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; cán bộ là đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Các đối tượng khác do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Loại bỏ nhiều thủ tục khi đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên theo Quy định 124, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu cấp độ đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ Đảng viên?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức xếp loại chất lượng được quy định cụ thể cho từng cán bộ và ý kiến của các cơ quan liên quan tham gia đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng tiêu chí theo 4 cấp độ (Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Kém), làm cơ sở để cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với cán bộ là Đảng viên.
Loại bỏ nhiều thủ tục khi đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ là Đảng viên theo Quy định 124, cụ thể ra sao?
Tại khoản 2 Điều 11 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định như sau:
Phương pháp, quy trình đánh giá, xếp loại
...
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Tập thể, cá nhân tự đánh giá, xếp loại.
Căn cứ tiêu chí xếp loại, từng tổ chức, tập thể, cá nhân tự phân tích chất lượng và xếp loại vào 1 trong 4 mức theo quy định tại Điều 12.
- Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại.
Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, xếp loại của tập thể, cá nhân và ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng.
- Bước 3: Cấp có thẩm quyền quyết định xếp loại chất lượng.
Đối với những tập thể, cá nhân sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng nếu có đơn, thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật Nhà nước, mất đoàn kết nội bộ thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại.
3. Đánh giá, xếp loại hoạt động của chính quyền, công tác chuyên môn, đoàn thể trước, tổ chức đảng sau; tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau.
- Sau khi hoàn thành đánh giá, xếp loại các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị thì đánh giá, xếp loại đối với người đứng đầu.
- Thực hiện thống nhất việc đánh giá, xếp loại đối với tổ chức, tập thể lãnh đạo, quản lý từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, cấp có thẩm quyền sẽ dựa vào khung tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức xếp loại chất lượng được quy định cho từng đối tượng của cơ quan và ý kiến của các cơ quan liên quan để đánh giá, xếp loại phù hợp.
Quy trình đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ là Đảng viên được thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ là Đảng viên tự đánh giá, xếp loại và tự nhận một trong bốn mức đánh giá (xuất sắc, tốt, trung bình, kém) theo từng tiêu chí xếp loại.
Bước 2: Cơ quan tham mưu thẩm định và đề xuất mức xếp loại chất lượng cho từng Đảng viên căn cứ vào kết quả tự đánh giá, xếp loại của cán bộ và ý kiến tham gia của cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xếp loại chất lượng. Nếu sau khi có kết quả mà có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng, hành chính, gây mất đoàn kết nội bộ thì sẽ được kiểm tra, xác minh, thẩm định và xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại này.
Ở bước này, Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 đã giảm bớt khá nhiều thủ tục hành chính bởi theo Điều 11 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018, ở bước 3 sẽ gồm các công việc:
- Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ thẩm định kết quả tự đánh giá, kết quả tham gia đánh giá… và tổng hợp, đề xuất mức xếp loại chất lượng sau khi phối hợp cùng với cơ quan liên quan tham mưu.
- Trên cơ sở đề xuất đó, cấp có thẩm quyền mới xem xét, quyết định việc đánh giá và xếp loại chất lượng hằng năm với từng cá nhân.
Đồng thời, Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 cũng nêu rõ sẽ kiểm tra, xem xét lại… nếu có đơn, thư tố cáo, khiếu nại. Trong khi quy định cũ không nêu rõ quy định này.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?