Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện từ khoảng thời gian nào?
- Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện từ khoảng thời gian nào?
- Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên?
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện từ khoảng thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
Theo đó, lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện từ khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Việc xác định lộ trình và tổ chức thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
2. Việc xác định đối tượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định này tham gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
Theo đó, lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc xác định lộ trình và tổ chức thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học phải bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
- Việc xác định đối tượng giáo viên tiểu học tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy địnhtham gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch có kết quả.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo; kết quả, tiến độ và các quy định liên quan đến thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định.
3. Tổ chức sơ kết khi kết thúc giai đoạn 1 và tổ chức tổng kết khi kết thúc lộ trình để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là:
- Xây dựng kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch có kết quả.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo; kết quả, tiến độ và các quy định liên quan đến thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định.
- Đồng thời tổ chức sơ kết khi kết thúc giai đoạn 1 và tổ chức tổng kết khi kết thúc lộ trình để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.











- Chính thức sửa đổi chính sách nghỉ hưu trước tuổi của đối tượng CBCCVC và NLĐ có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu về hướng dẫn cách tính trợ cấp thế nào?
- Ngày 13 4 là ngày gì? Âm lịch ngày 13 4 là bao nhiêu? Số giờ làm việc bình thường của người lao động trong ngày 13 4 2025 là bao nhiêu?
- Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
- Chốt danh sách đối tượng CBCCVC được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi được lập theo trình tự nào tại Hướng dẫn 01?
- Chốt nhóm cán bộ công chức sẽ nghỉ thôi việc ngay nếu thuộc trong những trường hợp nào tại khu vực Thủ đô?