Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh, giáo viên tại Hà Nội? Giáo viên có bắt buộc phải đến trường trực Tết?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh, giáo viên tại Hà Nội?
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ban hành Công văn 4561/SGDĐT-VP năm 2024 về nghỉ tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025
Theo đó thì cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngành GDĐT Hà Nội được nghỉ 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán 2025, từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 (tức từ ngày 26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Trong thời gian nghỉ Tết, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các văn bản, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về tổ chức các hoạt động Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Các nhà trường có nhiệm vụ thông báo cụ thể lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy, nổ, đàm bảo an toàn về trang thiết bị cơ sở vật chất, giáo dục học sinh thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo và phòng tránh các tệ nạn xã hội,...
Sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị khẩn trương ổn định nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.
Xem chi tiết Công văn 4561/SGDĐT-VP năm 2024: Tại đây
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh, giáo viên tại Hà Nội? (Hình từ Internet)
Giáo viên có bắt buộc phải đến trường trực Tết?
Căn cứ vào Điều 13, 14 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Theo đó, giáo viên có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ hoặc nghỉ việc riêng theo quy định của luật lao động.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì dịp Tết Nguyên đán người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong vòng 05 ngày.
Hiện nay cũng chưa có quy định nào của pháp luật bắt buộc giáo viên phải đến trường trực Tết
Như vậy, theo như những quy định trên thì giáo viên không bắt buộc phải đến trường trực Tết và có thể từ chối nếu như họ muốn.
Giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào những dịp lễ tết nào?
Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo như quy định trên thì giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào những dịp lễ tết sau:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng 30/4
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?