Lịch mở bán vé tàu Tết 2025? Công ty có phải hỗ trợ vé tàu Tết cho NLĐ không?

Công ty đường sắt công bố lịch mở bán vé tàu Tết 2025 chưa? Công ty có phải hỗ trợ vé tàu Tết cho NLĐ không?

Lịch mở bán vé tàu Tết 2025 vào ngày mấy?

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn đang nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Theo đó, việc tiếp nhận này bao gồm cả lượt đi và lượt về, mỗi lượt 5 vé trở lên. Dự kiến thời gian bắt đầu mở bán vé tàu tập thể từ 8h ngày 1/10 đến hết ngày 5/10.

Các đối tượng như các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các đơn vị trong và ngoài ngành đường sắt đăng ký mua vé tập thể Tết Ất Tỵ 2025 từ nay đến 15 giờ ngày 30/9.

Để đăng ký, khách hàng cần mang theo giấy giới thiệu của đơn vị, danh sách mua vé, các bảng tổng hợp vé tàu Tết rồi nộp tại các nhà ga thuộc Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn, Nha Trang hoặc Đà Nẵng.

Lịch mở bán vé tàu Tết 2025

Lịch mở bán vé tàu Tết 2025? Công ty có phải hỗ trợ vé tàu Tết cho NLĐ không?

Công ty có phải hỗ trợ mua vé tàu Tết 2025 cho người lao động không?

Tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Như vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ hỗ trợ mua vé tàu Tết 2025 cho người lao động. Việc thưởng Tết cho người lao động là quyền của doanh nghiệp, dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Doanh nghiệp có thể thưởng Tết cho người lao động bằng tiền, hiện vật hoặc các hình thức khác. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể được nhận khoản tiền tàu xe khi về quê đón Tết trong các trường hợp sau đây:

- Công đoàn hỗ trợ tiền tàu xe cho người lao động từ quỹ tài chính công đoàn. Việc hỗ trợ này không bắt buộc và phụ thuộc vào quyết định từ phía công đoàn.

- Doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ tiền tàu xe cho người lao động theo thỏa thuận giữa các bên. Một số doanh nghiệp đã áp dụng hình thức này để khích lệ và giữ chân người lao động.

Trường hợp người lao động bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp vận tải thì có được trả toàn bộ tiền mua vé tàu tết 2025 không?

Tại điểm c khoản 2 Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Hành khách bị nhỡ tàu
1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.
2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:
a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;
b) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;
c) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);
d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.

Như vậy, trường hợp người lao động bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp vận tải và hành khách không muốn tiếp tục chờ đi tàu thì doanh nghiệp vận tải phải có trách nhiệm trả toàn bộ tiền vé nếu nhỡ tàu ở ga đi hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường) cho người lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào