Lễ hội Xuân hồng là gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội Xuân hồng không?

Cho tôi hỏi lễ hội Xuân hồng là gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội Xuân hồng không? Câu hỏi từ anh V.N (TP.HCM).

Lễ hội Xuân hồng là gì?

Lễ hội Xuân hồng là sự kiện hiến máu tình nguyện lớn nhất đầu năm.

Lễ hội Xuân hồng do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện Hà Nội thực hiện với thông điệp "hiến giọt máu đào, trao đời sự sống".

Lễ hội Xuân hồng được tổ chức lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2008 với những kết quả rất tốt. Trải qua 14 kỳ tổ chức, Lễ hội Xuân hồng đã thu hút hàng trăm nghìn người tham dự, tiếp nhận gần 92.000 đơn vị máu.

Với 16 năm tổ chức, đến nay Lễ hội Xuân hồng đã trở thành chương trình hiến máu quen thuộc với cộng đồng, tạo nên thói quen đi hiến máu đầu năm cho hàng chục ngàn lượt người tham gia.

Khác với ngày vía Thần Tài mọi người cầu tài lộc may mắn, thì Lễ hội Xuân hồng là lễ hội duy nhất mà những người đến tham dự không cầu xin điều gì cho bản thân và gia đình mà đến để trao tặng những giọt máu đào quý giá góp phần cứu sống người bệnh. Điều đó đã làm nên sự đặc biệt, sự riêng có của Lễ hội Xuân hồng.

Lễ hội Xuân hồng năm nay sẽ được khởi động từ Chủ nhật (18/2/2024) tuần này và kéo dài liên tục trong 8 ngày. Theo tin từ Viện Huyết học - truyền máu trung ương, khác với các năm trước, lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 sẽ khởi động rất sớm, từ ngày 18/2/2024 (tức mùng 9 Tết).

Chi tiết tại: https://vienhuyethoc.vn/chuyen-muc/hien-mau/hoat-dong-su-kien-hien-mau/le-hoi-xuan-hong/

Lễ hội Xuân hồng là gì?

Lễ hội Xuân hồng là gì? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ hội Xuân hồng không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tuy Lễ hội Xuân hồng là lễ hội rất nhân văn với hoạt động trao tặng những giọt máu đào quý giá góp phần cứu sống người bệnh nhưng Lễ hội Xuân hồng không phải là ngày nghỉ lễ tết hằng năm của người lao động.

Do đó, vào những ngày Lễ hội Xuân hồng, người lao động vẫn phải làm việc bình thường, trừ trường hợp:

- Những ngày Lễ hội Xuân hồng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần.

- Người lao động có thỏa thuận khác.

Đi làm thêm giờ trong ngày Lễ hội Xuân hồng người lao động được trả mức tiền lương là bao nhiêu?

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Do Lễ hội Xuân hồng không thuộc ngày lễ tết hằng năm.

Theo đó, người lao động đi làm thêm giờ vào ngày Lễ hội Xuân hồng thì sẽ được người sử dụng lao động trả mức tiền lương như sau:

- Đi làm thêm giờ vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 150% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm thêm giờ vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 210% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:

Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày thường + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 150% + 30% + (20% x 150%) = 210%

*Nếu ngày Lễ hội Xuân hồng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì mức lương như sau:

- Đi làm thêm giờ vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng: 200% lương của ngày làm việc bình thường.

- Đi làm thêm giờ vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 270% lương của ngày làm việc bình thường. Cụ thể thực hiện theo công thức sau đây:

Lương làm thêm giờ vào ban đêm = Lương làm thêm ngày nghỉ hằng tuần + 30% lương ngày thường + 20% lương làm thêm giờ vào ban ngày = 200% + 30% + (20% x 200%) = 270%

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lễ hội Xuân hồng là gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội Xuân hồng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hiến máu tình nguyện
530 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào