Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện khi làm việc có điện ra sao? Câu hỏi của anh T.H (Bình Dương).

Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục III.IV Mục III QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định:

Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.
37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
38.1. Tên công việc.
38.2. Phạm vi được phép làm việc.
38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.

Như vậy, khi lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện phải tiến hành theo quy định trên.

Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?

Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?

Điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào trong QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện?

Căn cứ theo tiểu mục 22 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có đề cập về điều kiện khi làm việc có điện như sau:

- Những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.

- Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện.

- Có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.

Bên cạnh đó, tại tiểu mục 23 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện cũng quy định về an toàn khi làm việc có điện như sau:

- Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp.

- Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện.

- Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện, nhân viên đơn vị công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.

- Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải xác định phần có điện gần nhất.

Làm việc với phần có điện cần có những biện pháp làm việc như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 24,25,26,27,28 Mục I QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định như sau:

24. Các biện pháp làm việc với điện hạ áp
Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác:
24.1. Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp khi thực hiện công việc.
24.2. Che phủ các phần có điện để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm (nếu cần thiết).
25. Các biện pháp làm việc với điện cao áp
25.1. Khi làm việc với điện cao áp như kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh phần có điện hoặc sứ cách điện (vật liệu cách điện khác), nhân viên đơn vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các phần có điện xung quanh khác (nếu chưa được bọc cách điện) phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
25
25.2. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định tại khoản 25.1.
26. Sử dụng tấm che
Trên đường dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện nhỏ hơn theo quy định tại khoản 25.1, cho phép tiến hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện.
27. Gia cố trước khi làm việc có điện
Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Trường hợp phát hiện cột không đảm bảo an toàn phải gia cố trước khi làm việc.
28. Làm việc đẳng thế
28.1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
28.2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
28.3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
28

Như vậy, khi làm việc với phần có điện cần có những biện pháp làm việc như trên nhằm đảm bảo đáp ứng theo đúng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.

An toàn điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
Lao động tiền lương
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Công trình điện lực được hiểu như thế nào? An toàn khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo những gì?
Lao động tiền lương
Mẫu lệnh công tác theo quy chuẩn an toàn điện được quy định có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu công tác an toàn điện được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Phiếu công tác theo quy chuẩn an toàn điện là gì?
Lao động tiền lương
Người giám sát an toàn điện là ai? Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Làm việc có điện là gì? Điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào trong QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện?
Lao động tiền lương
Vùng làm việc an toàn trong quy chuẩn về an toàn điện là vùng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn điện
1,726 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn điện

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản quy định về an toàn điện mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào