Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có cần phải thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ không?

Cho tôi hỏi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có cần phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người đó biết không? Câu hỏi của anh Hiếu (Vĩnh Long).

Hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Như vậy, theo quy định trên thì ta có thể hiểu hợp đồng lao động là một phần không thể thiếu trong quan hệ lao động, là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có cần phải thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ không?

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có cần phải thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ không? (Hình từ Internet)

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có cần phải thông báo về việc chấm dứt HĐLĐ không?

Căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Dẫn chiếu đến Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Như vậy, theo quy định trên thì khi hợp đồng lao động bị chấm dứt do lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng lao động không cần phải thông báo bằng văn bản tới người lao động đó.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023?

Theo quy định hiện nay tại Bộ luật Lao động 2019 thì không có quy định về Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn có thể tham khảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Một phần Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Tải Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023: Tại đây

Người lao động nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài có được thành lập công đoàn không?
Lao động tiền lương
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam của nhà thầu là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?
Lao động tiền lương
Chính thức từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài được gia nhập Công đoàn, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất thì có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Có được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được gia nhập công đoàn cơ sở không?
Lao động tiền lương
Thu thập thông tin người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần thông tin gì?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được phép giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần đúng không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo HĐLĐ có thời hạn bao lâu mới được gia nhập công đoàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động nước ngoài
1,381 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào