Làm việc theo hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Hợp đồng cộng tác viên được hiểu như thế nào?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về hợp đồng cộng tác viên. Nhưng có thể hiểu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng thỏa thuận về làm việc theo chế độ cộng tác được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc.
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng mà trong đó ghi nhận việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động.
Mặt khác căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Nếu hợp đồng công tác viên là hợp đồng mà trong đó ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy hợp đồng cộng tác viên có thể tồn dạng dưới hai dạng là hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ. Để xác định hợp đồng cộng tác viên thuộc loại hợp đồng nào thì cần phải căn cứ vào đối tượng hợp đồng và những điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Làm việc theo hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Làm việc theo hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
…
Theo quy định trên có thể thấy điều kiện để phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động phải làm việc theo hợp đồng lao động.
Vậy nếu người sử dụng lao động tuyển dụng lao động mà hình thức hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì người lao động ký hợp đồng cộng tác viên sẽ là đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội (quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Còn đối với trường hợp giữa 2 bên ký với nhau hợp đồng cộng tác viên nhưng dưới hình thức là hợp động dịch vụ thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Khi đơn phương chấm dứt làm việc theo hợp đồng cộng tác viên cần tuân thủ quy định gì?
- Trường hợp hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ:
Khi việc thực hiện công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng không có lợi cho một trong bên trong hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, khi chấm dứt phải đảm bảo đúng các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng theo quy định tại Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trường hợp hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động:
Người lao động là cộng tác viên và người sử dụng lao động xác lập mối quan hệ lao động trong hợp đồng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?