Làm việc part time có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Làm việc part time là gì?
Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, có thể hiểu, làm việc part-time (làm việc bán thời gian) hay làm việc không trọn thời gian là hình thức làm việc mà người lao động chỉ làm việc trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường.
Theo đó, người lao động làm việc không trọn thời gian vẫn được hưởng lương và có quyền lợi bình đẳng như nhân viên làm việc trọn thời gian, bao gồm quyền và nghĩa vụ, cơ hội phát triển, cũng như đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, không bị phân biệt đối xử.
Người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về hình thức làm việc không trọn thời gian khi ký hợp đồng lao động.
Làm việc part time có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Làm việc part time có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Theo đó, khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
...
Như vậy, nhân viên part time là đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên và có tổng thời gian làm việc trong tháng từ 14 ngày trở lên.
Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc part time là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc part time là:
- Vùng I: 23.800 đồng/giờ
- Vùng II: 21.200 đồng/giờ
- Vùng III: 18.600 đồng/giờ
- Vùng IV: 16.600 đồng/giờ
>>> Xem Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu: Tại đây
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ dựa vào địa phương của mình thuộc vùng nào để xác định mức lương trả cho người lao động làm việc không trọn thời gian đúng theo quy định pháp luật.
Đang làm part time được chuyển sang full time được không?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, người lao động đang làm việc part-time hoàn toàn có thể được chuyển sang làm full-time nếu cả hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) thống nhất về việc sửa đổi hoặc ký kết hợp đồng mới.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người lao động tiếp tục làm việc theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động mình đã giao kết trước đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?