Ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về BHXH, BHYT với người lao động được không?
Ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về BHXH, BHYT với người lao động được không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung của hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Từ quy định nêu trên, nội dung về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là nội dung bắt buộc cần phải có trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không được ký kết hợp đồng lao động với người lao động mà không thỏa thuận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về BHXH, BHYT với người lao động được không?
Có thể giao kết các loại hợp đồng lao động nào?
Căn cứ tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
...
Theo đó, có thể giao kết một trong các loại hợp đồng lao động sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Giao kết hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động mà các bên tuân thủ là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Theo đó có thể hiểu giao kết hợp đồng lao động là quá trình mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về các điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây là một bước quan trọng để xác lập mối quan hệ lao động chính thức giữa hai bên.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
- Tự nguyện: Cả hai bên đều tự nguyện tham gia vào quá trình thỏa thuận mà không bị ép buộc.
- Bình đẳng: Các bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình thỏa thuận.
- Thiện chí và hợp tác: Cả hai bên đều phải thể hiện thiện chí và hợp tác để đạt được thỏa thuận tốt nhất.
- Trung thực: Các bên phải cung cấp thông tin chính xác và trung thực trong quá trình thỏa thuận.
- Tự do nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.








- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Sửa Nghị định 178: Chốt nhóm cán bộ công chức cấp xã không thuộc đối tượng xem xét nghỉ hưu trước tuổi là đối tượng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Chính thức giải quyết cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo mức độ ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?