Kinh tế thị trường là gì? Kinh tế thị trường tác động như thế nào tới người lao động?
Kinh tế thị trường là gì?
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật không có đề cập cụ thể về khái niệm kinh tế thị trường là gì. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu:
- Kinh tế thị trường là một khái niệm trong kinh tế học, chỉ một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
- Kinh tế thị trường có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động dựa trên cơ chế cạnh tranh, bình đẳng và ổn định.
Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm như tạo ra động lực cho sự đổi mới, phát triển, cải tiến của các doanh nghiệp; tạo ra sự phân bổ nguồn lực hiệu quả; cung cấp nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; thúc đẩy giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có nhiều hạn chế như gây ra bất bình đẳng trong xã hội; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế; có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả.
Xem thêm:
>> Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức như thế nào?
Kinh tế thị trường là gì? Kinh tế thị trường tác động như thế nào tới người lao động? (Hình từ Internet)
Kinh tế thị trường tác động như thế nào tới người lao động?
Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Kinh tế thị trường có nhiều tác động tới người lao động, cả tích cực và tiêu cực, như sau:
- Kinh tế thị trường tạo ra động lực cho sự đổi mới, phát triển, cải tiến của các doanh nghiệp; cung cấp nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; thúc đẩy giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia. Người lao động có thể tận dụng những cơ hội này để phát huy khả năng, sáng tạo và tiến bộ trong công việc.
- Kinh tế thị trường gây ra bất bình đẳng trong xã hội; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế; có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Người lao động có thể phải đối mặt với những rủi ro, khó khăn và áp lực trong công việc.
- Kinh tế thị trường yêu cầu người lao động phải liên tục nâng cao trình độ, kỹ năng và năng suất lao động để thích ứng với những đòi hỏi mới của công nghệ hiện đại. Người lao động phải chủ động học tập, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân để không bị loại bỏ khỏi thị trường lao động.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mức lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?