Kinh tế số là gì? Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao?

Cho tôi hỏi kinh tế số là gì? Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao? Câu hỏi của chị H.M (Nghệ An).

Kinh tế số là gì?

Kinh tế số là được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Có thể hiểu đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số.

Nhưng nếu xét ở tầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu và tạo ra các giá trị về kinh tế lớn thúc đẩy phát triển đất nước.

Kinh tế số có thể được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau bao gồm:

+ Xử lý vật liệu

+ Xử lý năng lượng

+ Xử lý thông tin

Xem chi tiết https://nhoquan.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so-la-gi-dac-diem-va-vai-tro-cua-kinh-te-so-241188

Kinh tế số là gì? Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao?

Kinh tế số là gì? Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao?

Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao?

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao.

Tính đến năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn của Việt Nam là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số.

Quan trọng hơn, không như các công nghệ trước đây hầu hết phải nhập khẩu,Việt Nam đã dần làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, một bước tiến mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển viễn thông – công nghệ thông tin của quốc gia.

Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba).

Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng internet và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số.

Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.

Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy).

Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.

Mức lương tối thiểu người lao động đang được trả là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, tuỳ theo năng lực, hiệu suất làm việc cũng như sự thoả thuận trong hợp đồng lao động mà người lao động sẽ được chi trả các mức lương phù hợp tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.

Kinh tế số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mục tiêu kinh tế số chiếm trên 30% GDP Việt Nam năm 2025 sẽ ảnh hưởng đến lao động Việt Nam ra sao?
Lao động tiền lương
Kinh tế số là gì? Kinh tế số ảnh hưởng nền kinh tế và lao động Việt Nam ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kinh tế số
21,381 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào