Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?
Tại Điều 8 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 năm 2015 có quy định như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên
...
2. Kiểm tra viên đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm tra viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Vi phạm những việc công chức không được làm;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức chức danh Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Theo đó, Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ đương nhiên bị cách chức.
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?(Hình từ Internet)
Thẩm quyền cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về ai?
Tại Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
...
Theo đó, thẩm quyền cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy trình cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thế nào?
Tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:
Cách chức
1. Công chức bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Kiểm sát viên bị cách chức theo quy định tại Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều tra viên, Cán bộ điều tra bị cách chức theo quy định tại Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Kiểm tra viên bị cách chức theo Điều 8 Nghị quyết số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
b) Công chức bị cách chức chức vụ, chức danh theo quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và quy định của pháp luật đối với từng chức vụ, chức danh cụ thể.
2. Quy trình cách chức:
a) Cách chức chức danh Kiểm sát viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên:
Bước 1: Người bị xem xét cách chức có bản kiểm điểm;
Bước 2: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức tổ chức kiểm tra, xác minh vi phạm và kiểm điểm làm rõ sai phạm của người bị đề nghị cách chức;
Bước 3: Cơ quan, đơn vị nơi người bị xem xét cách chức họp, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
Bước 4: Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp họp, xem xét việc cách chức Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch; Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra họp, xem xét việc cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
Bước 5: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp, xem xét đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính của cấp mình; trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp cách chức Kiểm tra viên của cấp mình. Tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
...
Theo đó, quy trình cách chức Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Bảng lương Kiểm tra viên từ 1/7/2024 khi điều chỉnh lương cơ sở như thế nào?
Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát có được miễn đào tạo nghề luật sư không?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân đương nhiên bị cách chức trong trường hợp nào?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát quân sự có thể bị miễn nhiệm vì lý do gì?
Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân có thể được miễn nhiệm vì lý do gì?
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát quân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Đương nhiên miễn nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp nào?
Để được bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Kiểm tra viên cao cấp về giám sát quản lý hải quan phải có trình độ như thế nào?
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?