Kiểm tra viên điện lực là ai? Phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?
Kiểm tra viên điện lực là ai?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Kiểm tra viên điện lực là cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện và đơn vị bán lẻ điện được tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó Kiểm tra viên điện lực là cá nhân thuộc đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện, đơn vị bán buôn điện và đơn vị bán lẻ điện được tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực theo quy định tại Thông tư 42/2022/TT-BCT.
Kiểm tra viên điện lực là ai? phải đảm bảo tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên điện lực phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 5 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định:
Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
Kiểm tra viên điện lực phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên.
2. Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.
3. Đã được tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu.
4. Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.
5. Đủ sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.
6. Chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó Kiểm tra viên điện lực phải có đủ các tiêu chuẩn như sau:
- Kiểm tra viên điện lực phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành điện hoặc là công nhân kỹ thuật điện từ bậc 5/7 trở lên.
- Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực quản lý lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện; có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh doanh điện từ 03 năm trở lên đối với Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện.
- Đã được tham gia tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện, các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật điện, an toàn điện và có kết quả sát hạch khi kết thúc tập huấn đạt yêu cầu.
- Có khả năng nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất các biện pháp giải quyết theo chức năng của công tác kiểm tra.
- Đủ điều kiện về sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh và khách quan.
- Kiểm tra viên điện lực chưa bị xử lý hình sự hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng đã được xóa án tích; chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực hoặc đã được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm gì?
Theo Điều 8 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định:
Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
1. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định các quy chế, nội quy lao động, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực.
2. Kiểm tra viên điện lực chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
3. Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực phải bồi thường trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực đã thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản này có quyền yêu cầu Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng theo quy định của pháp luật.
Theo đó Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định các quy chế, nội quy lao động, tuỳ theo mức độ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật, quy chế hoặc nội quy lao động của đơn vị điện lực.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực phải bồi thường trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
Đơn vị trực tiếp quản lý Kiểm tra viên điện lực đã thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 42/2022/TT-BCT có quyền yêu cầu Kiểm tra viên điện lực gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?