Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thuộc trách nhiệm của ai?
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thuộc trách nhiệm của ai?
Tại Điều 14 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP có quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
1. Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên trong tổ chức mình.
4. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng đối với công chứng viên tại tổ chức mình.
Theo đó thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng gồm:
- Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp;
- Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng;
- Tổ chức hành nghề công chứng.
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thuộc trách nhiệm của ai?
Công chứng viên đồng thời hành nghề tại 2 tổ chức hành nghề công chứng có được không?
Tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
...
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
...
e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
g) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
...
Theo đó công chứng viên đồng thời hành nghề tại 2 tổ chức hành nghề công chứng trở lên là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công chứng.
Do đó, công chứng viên không được phép đồng thời hành nghề tại 2 tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đó để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên thì phải đáp ứng 05 tiêu chuẩn:
- Có bằng cử nhân luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?