Kiểm toán viên được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Kiểm toán viên là ai?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
2. Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
3. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
4. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán bao gồm kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và các thành viên khác.
5. Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
7. Đơn vị có lợi ích công chúng là doanh nghiệp, tổ chức mà tính chất và quy mô hoạt động có liên quan nhiều đến lợi ích của công chúng.
8. Hành nghề kiểm toán là hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
...
Theo đó, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Kiểm toán viên được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Kiểm toán viên được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định:
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được điều chỉnh khi kiểm toán viên thay đổi nơi đăng ký hành nghề kiểm toán mà Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đã được cấp vẫn còn thời hạn.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán;
c) Các tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 8, khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
d) Tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cũ trừ trường hợp đã nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề khi hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này.
3. Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho kiểm toán viên hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và kiểm toán viên hành nghề đảm bảo đủ điều kiện, nộp đủ lệ phí và đúng trình tự quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán điều chỉnh là thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cũ.
Theo đó, kiểm toán viên được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký hành nghề kiểm toán mà Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đã được cấp vẫn còn thời hạn.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán gồm các nội dung cơ bản sau:
- Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
- Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề.
- Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?