Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có được đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không?
Để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thì cần có những tiêu chuẩn chung nào?
Tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cần có nhưng tiêu chuẩn chung sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có được đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có được đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan không?
Tại Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về những việc kiểm sát viên không được làm như sau:
Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Theo đó, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân không được đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tự ý đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016 có quy định như sau:
Xử lý kỷ luật đối với vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật ngành Kiểm sát nhân dân và bí mật nghiệp vụ
1. Người có một trong những vi phạm sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật trong việc tiếp nhận, theo dõi, quản lý, chuyển giao, gửi hiện vật, tài liệu được đóng dấu mật, tuyệt mật, tối mật hoặc những việc chưa được phép công bố hoặc công khai;
b) Cố ý làm lộ thông tin chỉ đạo, xử lý nghiệp vụ cho người không có trách nhiệm;
c) Mang hồ sơ, tài liệu của vụ, việc ra khỏi cơ quan không phải vì thực hiện nhiệm vụ được giao mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
d) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật ngành Kiểm sát nhân dân và bí mật nghiệp vụ.
2. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc hạ bậc lương:
a) Vì vụ lợi cung cấp, tiết lộ trái quy định những thông tin, tài liệu, hiện vật thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước, của ngành Kiểm sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước;
b) Vì vụ lợi phổ biến, tuyên truyền, viết, đăng tải thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước, của ngành Kiểm sát không đúng đối tượng, phạm vi, thời điểm được phổ biến hoặc công bố;
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc:
a) Vì động cơ chính trị phát tán thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung thuộc bí mật của Nhà nước, bí mật của ngành Kiểm sát trên mạng viễn thông, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
b) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Theo đó, Kiểm sát viên đưa tài liệu vụ án ra khỏi cơ quan mà chưa có sự đồng ý của cấp trên gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?