Kiểm lâm có quyền hạn như thế nào?
Kiểm lâm viên là ai?
Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của kiểm lâm viên như sau:
Ngạch kiểm lâm viên (mã số: 10.226)
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;
b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công;
c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản;
d) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công;
đ) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công;
e) Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công;
g) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, kiểm lâm viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
Kiểm lâm có quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm lâm có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 104 Luật Lâm nghiệp 2017 có quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm
1. Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;
c) Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;
d) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;
e) Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, kiểm lâm có quyền hạn như sau:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.
Kiểm lâm viên làm các công việc như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định thì kiểm lâm viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
Công việc cụ thể của kiểm lâm viên là:
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Theo dõi, kịp thời báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
- Xây dựng các phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
- Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng tại địa bàn được phân công.
- Phối hợp các lực lượng trên địa bàn tổ chức phòng, chống các hành vi chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.
- Ngoài ra kiểm lâm viên còn thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?