Kịch bản Tọa đàm gặp mặt nhân Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết? Cựu chiến binh hết tuổi lao động được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc không?
Kịch bản Tọa đàm gặp mặt nhân Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết?
>> Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết
>> Lời dẫn chương trình văn nghệ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam hay
>> Mẫu tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đầy đủ mới nhất
>> Bài phát biểu của Chủ tịch xã kỷ niệm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh năm 2024 hay, ý nghĩa
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
Theo đó, ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là vào ngày 6 tháng 12. Năm 2024 là kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Dưới đây là một kịch bản chi tiết cho buổi tọa đàm gặp mặt nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam:
KỊCH BẢN TỌA ĐÀM GẶP MẶT KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CCB VIỆT NAM 1. Đón tiếp đại biểu: - Thời gian: 7:30 - 8:00 - Nội dung: Đón tiếp và hướng dẫn đại biểu vào vị trí. Phát tài liệu và chương trình buổi tọa đàm. 2. Khai mạc: - Thời gian: 8:00 - 8:10 - Nội dung: + Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Mời đại biểu đứng dậy chào cờ, hát Quốc ca. 3. Phát biểu khai mạc: - Thời gian: 8:10 - 8:20 - Nội dung: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã phát biểu khai mạc, ôn lại truyền thống 35 năm của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 4. Báo cáo tổng kết hoạt động: - Thời gian: 8:20 - 8:40 - Nội dung: Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong năm qua và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 5. Phát biểu của đại biểu: - Thời gian: 8:40 - 9:00 - Nội dung: + Phát biểu của đại diện lãnh đạo địa phương. + Phát biểu của đại diện các tổ chức đoàn thể. 6. Tọa đàm: - Thời gian: 9:00 - 10:00 - Nội dung: + Thảo luận về các chủ đề liên quan đến hoạt động của Hội Cựu chiến binh. + Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. 7. Khen thưởng: - Thời gian: 10:00 - 10:20 - Nội dung: Trao tặng bằng khen, giấy khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội. 8. Phát biểu bế mạc: Thời gian: 10:20 - 10:30 Nội dung: - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phát biểu bế mạc, cảm ơn các đại biểu và hội viên đã tham dự. 9. Tiệc liên hoan: - Thời gian: 10:30 - 12:00 - Nội dung: - Tiệc liên hoan, giao lưu giữa các đại biểu và hội viên. |
Trên đây là "Kịch bản Tọa đàm gặp mặt nhân Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết" chỉ mang tính chất tham khảo.
Kịch bản Tọa đàm gặp mặt nhân Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết? Cựu chiến binh hết tuổi lao động được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc không? (Hình từ Internet)
Cựu chiến binh hết tuổi lao động được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Quyền lợi của Cựu chiến binh
1. Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
3. Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.
4. Cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.
5. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.
6. Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật.
Theo đó, Cựu chiến binh hết tuổi lao động được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.
Tổ chức Hội CCB trong doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:
a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
4. Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Theo đó, trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội CCB thì được tổ chức như sau:
- Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội CCB cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội CCB tại doanh nghiệp đó.
- Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội CCB cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội CCB tại doanh nghiệp đó.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?