Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết gồm các hoạt động nào? CCB là người đã tham gia đơn vị vũ trang đúng không?
Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết gồm các hoạt động nào?
>> Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Bộ LĐTBXH cán bộ, công chức, viên chức
>> Lời dẫn chương trình văn nghệ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam hay
>> Mẫu tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đầy đủ mới nhất
Dưới đây là một kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết:
Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam 1. Đón tiếp khách mời - Thời gian: 8:00 - 8:30 - Địa điểm: Sảnh chính - Hoạt động: Đón tiếp và hướng dẫn khách mời vào vị trí. 2. Văn nghệ chào mừng - Thời gian: 8:30 - 9:00 - Tiết mục: + Múa hát "Hào khí Việt Nam" + Ca khúc "Bài ca không quên" + Tiết mục nhảy hiện đại của đội văn nghệ thanh niên. 3. Khai mạc chương trình - Thời gian: 9:00 - 9:10 - MC giới thiệu chương trình và lý do tổ chức buổi lễ. 4. Diễn văn kỷ niệm - Thời gian: 9:10 - 9:30 - Đại diện Hội CCB phát biểu ôn lại truyền thống 35 năm. 5. Phát biểu của khách mời - Thời gian: 9:30 - 10:00 - Lãnh đạo địa phương và các khách mời đặc biệt phát biểu. 6. Tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” - Thời gian: 10:00 - 10:30 - Báo cáo kết quả phong trào thi đua và trao thưởng cho các cá nhân, tập thể xuất sắc. 7. Trao quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn - Thời gian: 10:30 - 10:45 - Trao quà và động viên các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. 8. Văn nghệ kết thúc - Thời gian: 10:45 - 11:00 - Tiết mục văn nghệ tổng kết, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. 9. Tiệc liên hoan - Thời gian: 11:00 - 12:00 - Tiệc nhẹ và giao lưu giữa các hội viên và khách mời. |
Trên đây là gợi ý mẫu kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo.
Kịch bản chương trình Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam chi tiết gồm các hoạt động nào? CCB là người đã tham gia đơn vị vũ trang đúng không? (Hình từ Internet)
CCB là người đã tham gia đơn vị vũ trang đúng không?
Căn cứ theo Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Cựu chiến binh
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, CCB là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:
a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
4. Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Theo đó, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?