Khu chức năng là gì, quy hoạch khu chức năng là gì? Công việc của chuyên viên chính về quản lý quy hoạch thế nào?
Khu chức năng là gì, quy hoạch khu chức năng là gì?
Theo Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Khu dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định ở nông thôn, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và các yếu tố khác.
5. Khu chức năng là một khu vực tại đô thị, nông thôn gồm khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu văn hóa, khu phức hợp y tế, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khu vực phát triển theo chức năng khác được định hướng tại quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung theo quy định của Luật này.
6. Quy hoạch đô thị và nông thôn là việc xác định, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội, nhà ở nhằm tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị mới, huyện, xã, khu chức năng.
...
Theo đó khu chức năng là một khu vực tại đô thị, nông thôn gồm khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu văn hóa, khu phức hợp y tế, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và các khu vực phát triển theo chức năng khác được định hướng tại quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung theo quy định Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024.
Như vậy quy hoạch khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng cụ thể.
Lưu ý: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
Khu chức năng là gì, quy hoạch khu chức năng là gì? (Hình từ Internet)
Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch quy định tại Phụ lục IIB Ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT, Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch phải thực hiện những công việc như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng chính sách về quy hoạch | - Nghiên cứu hoặc tham gia đề xuất, tổ chức soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác quy hoạch để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, ban hành. - Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hóa các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Kế hoạch, đầu tư. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch. - Chủ trì hoặc tham gia thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quy hoạch thuộc phạm vi quản lý. |
Quản lý quy hoạch | - Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về công tác quy hoạch. - Chủ trì hoặc tham gia phối hợp tham mưu giúp cấp có thẩm quyền thực hiện tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch hoặc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực lập, điều chỉnh quy hoạch. - Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu giúp cấp có thẩm quyền tổ chức thẩm định quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia - Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu cấp có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch. - Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu tổ chức công bố, công khai quy hoạch. - Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động quy hoạch thuộc phạm vi quản lý. - Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành văn bản tham gia ý kiến đối với các quy hoạch do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập, điều chỉnh khi được yêu cầu. - Chủ trì hoặc tham gia tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện, kiến nghị giải pháp thực hiện các hoạt động quy hoạch được giao nhiệm vụ. - Chủ trì hoặc tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, hệ thống thông tin quy hoạch quốc gia; quản lý và cung cấp thông tin về quy hoạch theo quy định của pháp luật. - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tư của về kinh tế - xã hội; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh. - Chủ trì hoặc tham gia tham mưu cho cấp có thẩm quyền về việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh; cung cấp dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; rà soát, đề nghị điều chỉnh quy hoạch tỉnh; báo cáo về hoạt động quy hoạch trên địa bàn tỉnh hằng năm. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao. |
Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch quy định tại Phụ lục IIB Ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT, Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch có các quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
I | Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. - Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao nhằm phục vụ tốt công việc chung. - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. - Được tham gia các cuộc họp liên quan. |
II | Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: - Được tham gia ý kiến đối với việc sử dụng công chức của đơn vị. - Được kiến nghị về công tác cán bộ thuộc đơn vị. |
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?