Không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng có được không?

Không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng có được không?

Không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng có được không?

Theo Điều 7 Quy định kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định:

Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 2 Quy định kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định:

Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
b) Giảng dạy các chuyên đề;
c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

Theo đó ta sẽ chia thành 2 trường hợp dựa theo nhóm đối tượng người lao động thực hiện hoạt động thỉnh giảng như sau:

Trường hợp 1: nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức viên chức hoặc nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức viên chức thực hiện hoạt động thỉnh giảng gồm tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

Đối với trường hợp này hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự 2005 (được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2015).

Dẫn chiếu Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo đó các bên có thể thoả thuận về giá, phương thức thanh toán; quyền, nghĩa vụ của các bên.

Như vậy có thể thỏa thuận không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng.

Trường hợp 2: nhà giáo thỉnh giảng là không phải là cán bộ, công chức viên chức thực hiện hoạt động thỉnh giảng gồm:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;

Trường hợp này hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

Dẫn chiếu Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...

Theo đó nội dung hợp đồng lao động phải có những nội dung về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài ra theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy trường hợp này phải trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng, ngoài ra mức thù lao không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng có được không? (Hình từ Internet)

Hoạt động thỉnh giảng nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT mục đích hoạt động thỉnh giảng như sau:

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.

- Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Nhà giáo thỉnh giảng có bị giới hạn số giờ thỉnh giảng không?

Theo Điều 6 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định:

Hạn mức giờ thỉnh giảng
Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

Theo đó tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng nhỏ hơn hoặc bằng tổng định mức giờ giảng dạy cộng cho giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

Hợp đồng thỉnh giảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc có đúng không?
Lao động tiền lương
Thực hiện những loại hợp đồng thỉnh giảng nào đối với nhà giáo không phải công chức viên chức?
Lao động tiền lương
Không trả thù lao đối với hợp đồng thỉnh giảng có được không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng thỉnh giảng có phải hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng thỉnh giảng của giảng viên có mấy loại?
Lao động tiền lương
Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên là viên chức có phải hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Khi nào giảng viên không được ký hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học, cao đẳng khác?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng thỉnh giảng
770 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào