Không tăng lương hưu lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 thì sẽ thay thế mức tăng lương hưu như thế nào?
Không tăng lương hưu lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 thì sẽ thay thế mức tăng lương hưu như thế nào?
Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Đối với thông tin mức tăng lương hưu lên ít nhất 15%
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15/2 vừa qua, phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm thông tin về việc cải cách tiền lương sắp tới như sau:
Năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu để người hưởng lương hưu không bị thiệt thòi khi cải cách.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu tăng mức lương của cán bộ công chức viên chức 23,5% thì phải tăng lương hưu ít nhất là 15%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đánh giá tác động của chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024 tới đến việc thực hiện chính sách BHXH.
Bộ Tài chính cho biết, ước tính sơ bộ, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 tăng thêm so với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện phương án đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là tăng lương hưu, trợ cấp BHXH 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công cách mạnh 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng); tăng trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng).
Với mức tăng trên thì tổng kinh phí chi trả là 17.276 tỷ đồng vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định tối đa là 7.430 tỷ đồng.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xác định cụ thể các mức điều chỉnh, để trình cấp có thẩm quyền quyết định các mức tăng trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-nghi-tinh-toan-lai-muc-dieu-chinh-luong-huu-tro-cap-bhxh-cho-phu-hop-119240316122016363.htm
Tại phiên họp thứ 31, chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Về mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 03 nhóm đối tượng. Cụ thể sau đây:
Nhóm 01: là những người nghỉ hưu thông thường.
Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...
Nhóm 02: những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024
Nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Nhóm 03: nhóm nghỉ hưu trước năm 1995
Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-truong-noi-ve-phuong-an-dieu-chinh-luong-huu-119240316154826761.htm
Theo lời nhấn mạnh của Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương công chức sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
Theo đó, từ 1/7/2024 có thể không tăng lương hưu lên ít nhất 15% do vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Còn đối với việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương công chức sau cải cách để thay thế mức tăng lương hưu 15% theo đề xuất trước đó cũng còn đang trong dự kiến, chưa có văn bản chính thức nào quy định về điều này.
Như vậy, dù hiện nay chưa có văn bản chính thức về việc điều chỉnh lương hưu sau cải cách. Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị quyết 27 mức lương hưu sau cải cách tiền lương sẽ được xây dựng và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất và không để người nghỉ hưu nào bị thiệt thòi.
>>> Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 thiết kế cơ cấu tiền lương mới như thế nào?
>>> 03 mức tăng lương hưu từ 1/7/2024 cho 03 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương là gì?
>>> 02 bảng lương mới CBCCVC từ 1/7/2024 có công thức tính thế nào?
>>> 04 đối tượng được tăng mức lương lên hơn 32% từ 1/7/2024 là ai?
>>> Bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 của đối tượng nào được nâng bậc lương trước hạn?
Không tăng lương hưu lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 thì sẽ thay thế mức tăng lương hưu như thế nào?
Bảng lương mới từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương được xây dựng dựa trên yếu tố nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bảng lương mới từ 1/7/2024 sau cải cách tiền lương được xây dựng dựa trên 5 yếu tố sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ, không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?