Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang nuôi con dưới bao nhiêu tuổi?
Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang nuôi con dưới bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về thôi việc đối với công chức như sau:
Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Theo quy định sẽ không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang nuôi con dưới bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Công chức nữ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị cho thôi việc không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về xếp loại chất lượng công chức như sau:
Xếp loại chất lượng công chức
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;
c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
Theo đó, xếp loại chất lượng công chức theo 4 mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trường hợp công chức nữ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc.
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức nữ thuộc đơn vị quân đội nhân dân từ đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc như sau:
Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
1. Đối với công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
2. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức nữ thuộc đơn vị quân đội nhân dân được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?