Không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thì Tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bị xử phạt ra sao?
- Cập nhật thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên hệ thống cơ sở dữ liệu ra sao?
- Tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm ở nước ngoài nhưng không cập nhật thông tin người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hành vi không cập nhật thông tin người lao động không?
Cập nhật thông tin về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên hệ thống cơ sở dữ liệu ra sao?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Cập nhật thông tin về người lao động bằng mã số lao động
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan chuyên môn về lao động, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, công dân Việt Nam đăng nhập vào tài khoản, truy cập vào mục “thông tin về người lao động” và thực hiện cập nhật thông tin như sau:
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và trước ngày 20 hằng tháng khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp cập nhật thông tin về người lao động cho đến khi thanh lý hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động.
3. Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật thông tin về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết đã được xác nhận theo quy định tại Điều 53 Luật số 69/2020/QH14.
4. Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh đã thực hiện đăng ký trực tuyến hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 54 Luật số 69/2020/QH14 cập nhật thông tin khi có sự thay đổi, phát sinh trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi chấm dứt hợp đồng.
Theo đó, người có trách nhiệm cập nhật thông tin người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải cập nhật thông tin người lao động lên trên hệ thông cơ sở dữ liệu như quy định trên.
Không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thì Tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm ở nước ngoài nhưng không cập nhật thông tin người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng khi có hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định hoặc không báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi có hành vi không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.5 - 2.5 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 3 - 5 triệu đồng (mức phạt cá nhân).
Ngoài ra, buộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hành vi không cập nhật thông tin người lao động không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định, khi tổ chức Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa không cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bị phạt lên đến 5 triệu và do mức phạt hành vi này nhỏ hơn mức phạt Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có quyền xử phạt.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?