Khi nào viên chức được tiếp nhận vào làm công chức? Phân biệt công chức và viên chức?
Phân biệt công chức và viên chức?
Chúng ta vẫn thường xuyên được nghe đến các cụm từ công chức, viên chức. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được ba đối tượng này. Dưới đây là một số tiêu chí để nhận biết nhanh chóng từng loại đối tượng lao động trên.
Tiêu chí | Công chức | Viên chức |
Khái niệm | - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) | Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Nơi công tác | - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng). - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp). - Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) | Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Biên chế | Trong biên chế (khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP) | Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ: - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. (Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) |
Căn cứ tuyển dụng | Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) | Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. (Điều 23 Luật Viên chức 2010) |
Tập sự | - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. (Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) | - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. (Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP) |
Chế độ bảo hiểm | - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Phải tham gia bảo hiểm y tế (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013) | - Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) - Phải tham gia bảo hiểm y tế (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) - Phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013) |
Chế độ làm việc | Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) | Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc (Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Chế độ tiền lương | - Hưởng lương từ ngân sách nhà nước - Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… (Điều 2 Luật Viên chức 2010) |
Hình thức xử lý kỷ luật | *Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Hạ bậc lương. - Buộc thôi việc. *Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Giáng chức. - Cách chức. - Buộc thôi việc. (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) | *Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Buộc thôi việc. *Đối với viên chức quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Cách chức. - Buộc thôi việc. (Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp) (Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP) |
Như vậy, có thể phân biệt công chức và viên chức thông qua các tiêu chí trên.
Khi nào viên chức được tiếp nhận vào làm công chức? Phân biệt công chức và viên chức? (Hình từ Internet)
Khi nào viên chức được tiếp nhận vào làm công chức?
Hiện nay, theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019, công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Đặc biệt, ngoài hai hình thức nêu trên, viên chức cũng được tiếp nhận vào làm công chức bởi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.
Đồng thời, tại Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện để viên chức được tiếp nhận vào làm công chức như sau:
(1) Đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển công chức nêu tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
(2) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
(3) Đủ 05 năm công tác trở lên. Thời gian này không kể thời gian tập sự, thử việc, phải phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương.
Có những cách nào để phân loại công chức?
Tại Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về việc phân loại công chức, viên chức như sau:
(1) Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
- Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
(2) Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?