Khi nào người được miễn nhiệm Thừa phát lại được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại?
Khi nào Thừa phát lại được miễn nhiệm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân.
Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
...
Theo đó, Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân.
Khi nào người được miễn nhiệm Thừa phát lại được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại?
Khi nào người được miễn nhiệm Thừa phát lại được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
1. Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
2. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
3. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
4. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Theo đó, người được miễn nhiệm Thừa phát lại được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ sau:
- Trung thực và khách quan khi thực hiện công việc.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
- Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
- Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?