Khi nào doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Khi nào doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Dựa theo quy định trên, việc khai trình, báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Theo đó, khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
...
Như vậy, có thể hiểu người sử dụng lao động là cá nhân/tổ chức (doanh nghiệp) có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Ngoài ra, theo hướng dẫn mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Mục 1 Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2023 về việc báo cáo sử dụng lao động có nêu:
1. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động và có trụ sở, địa điểm hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là đơn vị).
...
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm. Tuy nhiên, khi không sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ không cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Khi nào doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Hạn chót nộp báo báo tình hình sử dụng lao động hằng năm là ngày nào?
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động. Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định:
Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ 06 tháng một lần, tức 02 đợt trong một năm, thực hiện trước ngày 05 tháng 6 và trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Như vậy, hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm là trước ngày 05 tháng 6 (đợt 1) và ngày 05 tháng 12 (đợt 2).
Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn bao lâu kể từ ngày bắt đầu hoạt động?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động phải khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?