Khi không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm thì số ngày phép đó được xử lý như thế nào?
Khi không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm thì số ngày phép đó được xử lý như thế nào?
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ hằng năm
...
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, khi người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm thì sẽ được giải quyết quyền lợi theo 02 trường hợp như sau:
(1) Đối với trường hợp không nghỉ hết phép năm do thôi việc, bị mất việc làm:
Người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
(2) Đối với trường hợp không nghỉ hết phép năm do chưa có nhu cầu nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc:
Trường hợp này, người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ. Người lao động có thể nghỉ dồn phép dịp cuối năm hoặc thỏa thuận để nghỉ gộp phép của năm trước vào năm sau.
Khi không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm thì số ngày phép đó được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Theo quy định, thì tùy trường hợp cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 - 16 ngày làm việc, cụ thể:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp làm việc chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc.
Không được công ty cho nghỉ phép nhưng tự ý nghỉ thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
...
Đồng thời, tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...
Và theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
...
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, nếu người lao động tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì tùy theo mức độ mà người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy lao động đã quy định, nặng nhất thì có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải hoặc bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Tuy nhiên, người lao động nên cân nhắc kỹ, thực hiện đúng như nội quy lao động của công ty và các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách đầy đủ nhất.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?