Khi khám sức khỏe định kỳ, NLĐ làm việc trong môi trường tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp được khám những gì?
Khi khám sức khỏe định kỳ, NLĐ làm việc trong môi trường tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp được khám những gì?
Tại khoản 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
...
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe
...
4. Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
Theo đó, khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động làm việc trong môi trường có tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời, sẽ được khám các nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, cụ thể như sau:
- Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.
- Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:
+ Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần.
+ Khám ngoại khoa, da liễu
+ Khám sản phụ khoa
+ Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.
+ Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.
+ Khám răng - hàm - mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.
- Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…
Ngoài những nội dung trên, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm để kiểm tra kỹ sức khỏe cho người lao động.
Khi khám sức khỏe định kỳ, NLĐ làm việc trong môi trường tiếp xúc với yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp được khám những gì? (Hình từ Internet)
Thời giờ khám sức khỏe định kỳ có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động?
Tại khoản 9 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
...
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
...
Theo quy định trên, thời giờ khám sức khỏe định kỳ của người lao động vẫn được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động do ai chi trả?
Tại khoản 6 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?