Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gì?
Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan đơn vị có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế
1. Triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này.
2. Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
3. Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế và chi trả chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
5. Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm:
a) Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan dừng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế);
b) Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho đối tượng đó;
c) Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng;
d) Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.
Chiếu theo quy định trên, khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm thực hiện các việc sau:
- Thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan dừng thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho đối tượng tinh giản biên chế không đúng quy định; chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội số kinh phí đã chi trả cho người thực hiện tinh giản biên chế trong thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế);
- Chịu trách nhiệm thu hồi tiền hưởng chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho đối tượng đó;
- Chi trả cho người đã thực hiện tinh giản biên chế số tiền chênh lệch giữa tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật với chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng;
- Xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.
Như vậy, khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan đơn vị có trách nhiệm thực hiện các việc nêu trên.
Khi giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, người đứng đầu cơ quan đơn vị có trách nhiệm gì?
Phải bảo đảm nguyên tắc gì khi thực hiện tinh giản biên chế?
Theo Điều 3 Nghị định 29/2023NĐ-CP, khi thực hiện tinh giản biên chế phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
- Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
- Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Tinh giản biên chế là gì?
Hiện nay, theo văn bản mới nhất quy định về việc tinh giản biên chế là Nghị định 29/2023/NĐ-CP không có đề cập đến khái niệm tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có giải thích về tinh giản biên chế như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. “Tinh giản biên chế” trong Nghị định, này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Như vậy, có thể hiểu tinh giản biên chế là việc đưa những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác ra khỏi biên chế.
*Lưu ý: Nghị định 108/2014/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 20/7/2023 và được thay thế bằng Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Đã có mức lương hưu tối đa 2025 của một số đối tượng hưởng mức tăng lương hưu lần 2 sau lần tăng 15%, cụ thể là bao nhiêu?
- Thông báo lịch nghỉ Tết và lưu ý khi nghỉ tết Âm lịch 2025 của các cơ quan, đơn vị thế nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?