Khái niệm nông thôn là gì? Những đặc điểm cơ bản của nông thôn Việt Nam thế nào? Chuyên viên về phát triển nông thôn có nhiệm vụ gì?

Khái niệm nông thôn là gì? Đặc điểm cơ bản của nông thôn Việt Nam như thế nào? Nhiệm vụ của chuyên viên về phát triển nông thôn là gì, quyền hạn ra sao?

Khái niệm nông thôn là gì? Những đặc điểm cơ bản của nông thôn Việt Nam thế nào?

Theo Điều 2 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
2. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng được xác định tại quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn hoặc quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, được đầu tư xây dựng từng bước đồng bộ theo các tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Nông thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
...

Theo đó khái niệm nông thôn như sau: nông thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nông thôn Việt Nam có nhiều đặc điểm đặc trưng, phản ánh sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản:

- Kinh tế nông nghiệp: Nông thôn Việt Nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với các hoạt động chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các loại cây trồng phổ biến bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau quả.

- Phân bố đất đai: Đất đai ở nông thôn thường bị phân mảnh, với nhiều hộ gia đình sở hữu các mảnh đất nhỏ lẻ. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và khả năng đầu tư vào nông nghiệp.

- Đời sống xã hội: Cộng đồng nông thôn thường gắn bó chặt chẽ, với các mối quan hệ gia đình và làng xóm được coi trọng. Các lễ hội truyền thống và phong tục tập quán vẫn được duy trì và phát triển.

- Giáo dục và y tế: Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng điều kiện giáo dục và y tế ở nông thôn vẫn còn hạn chế so với thành thị. Nhiều trẻ em ở nông thôn phải đi học xa nhà và tiếp cận dịch vụ y tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng giao thông, điện, nước và viễn thông ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đồng đều và còn nhiều khu vực cần được đầu tư thêm.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Lưu ý: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Khái niệm nông thôn là gì? Những đặc điểm cơ bản của nông thôn Việt Nam thế nào? Chuyên viên về phát triển nông thôn có nhiệm vụ gì?

Khái niệm nông thôn là gì? Những đặc điểm cơ bản của nông thôn Việt Nam thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của chuyên viên về phát triển nông thôn là gì?

Căn cứ Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Mục 2 Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT thì chuyên viên về phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

TT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

2.1

Xây dựng văn bản

Xây dựng trình lãnh đạo đơn vị các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy định, quy chế, quyết định về quản lý chuyên môn nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Các văn bản trình lãnh đạo đơn vị được phê duyệt, triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng.

2.2

Hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản

- Tham gia, phối hợp hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương.

Kế hoạch và văn bản triển khai, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ được hoàn thành đúng tiến độ; nội dung hướng dẫn hiệu quả, chất lượng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3

Kiểm tra thực hiện văn bản

Tham gia theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ, chương trình, dự án, đề án chuyên môn, nghiệp vụ về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Báo cáo kết quả kiểm tra phản ánh đầy đủ nội dung thông tin theo yêu cầu, chính xác và kịp thời.

- Nội dung báo cáo tổng kết, đánh giá kịp thời, đề xuất giải pháp, biện pháp, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.4

Tham gia thẩm định, góp ý văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ, chương trình, dự án, đề án chuyên môn, nghiệp vụ về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị hoặc của địa phương theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

2.5

Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công về:... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm).

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.

2.6

Phối hợp thực hiện.

Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tham mưu thực thi chính sách, triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực .... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) liên quan đến nhiệm vụ được phân công.

Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp.

Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác chuyên môn được phân công.

Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân.

Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân.

Kế hoạch công tác của cá nhân được xây dựng theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Chuyên viên về phát triển nông thôn có quyền hạn gì?

Căn cứ Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Mục 4 Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT thì chuyên viên về phát triển nông thôn có những quyền hạn sau đây:

- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao (đối với các công việc có quy định bắt buộc về phương pháp, quy trình, trình tự thủ tục thực hiện thì thực hiện theo quy định tương ứng).

- Tham gia ý kiến các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

- Được cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

- Được tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan theo quy định hoặc phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chuyên viên là gì? Chuyên viên là chức danh hay chức vụ? Lương chuyên viên công chức hành chính bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Sự kiện bất khả kháng là gì? Ví dụ cụ thể? Chứng minh được sự kiện bất khả kháng thì không tính vào thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Tình thế cấp thiết là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức vi phạm hành chính khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì? Ví dụ cụ thể? Quản lý, sử dụng quân nhân chuyên nghiệp theo nguyên tắc tập trung dân chủ đúng không?
Lao động tiền lương
Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn bao gồm hành vi gì?
Lao động tiền lương
Ký quỹ là gì? Thanh lý hợp đồng lao động xuất khẩu thì người lao động có được nhận phần lãi tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trên thế giới? Ví dụ? Sơ cấp lý luận chính trị trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho cán bộ công chức?
Lao động tiền lương
Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?
Lao động tiền lương
Tài nguyên là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì, ví dụ về tài nguyên thiên nhiên? Công việc của Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 ra sao?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào