Kế hoạch phòng chống cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng gồm những nội dung gì?
Kế hoạch phòng chống cháy, nổ trong nhà máy tuyển khoáng gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 152 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Kế hoạch phòng chống cháy nổ
Hàng năm Nhà máy phải lập kế hoạch phòng chống cháy, nổ với các nội dung chính như sau:
1. Các nội dung công tác phòng chống cháy, nổ;
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và cá nhân thực hiện;
3. Quy định thời gian hoàn thành từng công việc;
4. Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch phòng chống cháy, nổ;
5. Dự trù kinh phí trong năm cho từng công việc phòng chống cháy, nổ.
Theo đó, hằng năm, nhà máy tuyển khoáng phải lập kế hoạch phòng chống cháy, nổ với các nội dung chính sau đây:
- Các nội dung công tác phòng chống cháy, nổ.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và cá nhân thực hiện.
- Quy định thời gian hoàn thành từng công việc.
- Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch phòng chống cháy, nổ.
- Dự trù kinh phí trong năm cho từng công việc phòng chống cháy, nổ.
Kế hoạch phòng chống cháy nổ trong nhà máy tuyển khoáng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nhà máy tuyển khoáng phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy, nổ nào?
Căn cứ Điều 150 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Quy định chung về phòng chống cháy, nổ
Khi thiết kế, thi công và vận hành Nhà máy phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, nổ và chữa cháy. Nhà máy phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy, nổ sau đây:
1. Có quy định, nội quy về an toàn phòng chống cháy, nổ.
2. Có các biện pháp về phòng chống cháy, nổ.
3. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của nhà máy.
4. Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.
5. Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
6. Có bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống cháy, nổ.
7. Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng chống cháy, nổ, có sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, tình trạng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy, nổ.
Theo đó, khi thiết kế, thi công và vận hành Nhà máy phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, nổ và chữa cháy. Nhà máy tuyển khoáng phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy, nổ sau đây:
- Có quy định, nội quy về an toàn phòng chống cháy, nổ.
- Có các biện pháp về phòng chống cháy, nổ.
- Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của nhà máy.
- Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
- Có bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống cháy, nổ.
- Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng chống cháy, nổ, có sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, tình trạng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy, nổ.
Thành viên trong nhà máy tuyển khoáng phải có trách nhiệm gì về phòng chống cháy, nổ?
Căn cứ Điều 156 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Trách nhiệm của từng thành viên trong nhà máy
1. Giám đốc ra quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo đội phòng cháy, chữa cháy của đơn vị, thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy địa phương.
2. Đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy phải được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý phòng chống cháy, nổ, có thời gian công tác về phòng chống cháy, nổ, ít nhất 5 năm và thời gian làm việc trong lĩnh vực tuyển ít nhất 3 năm.
Đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của đội.
3. Các đội viên đội phòng cháy, chữa cháy phải được đào tạo về phòng cháy và chữa cháy, am hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
4. Đội phòng cháy, chữa cháy được trang bị quần áo chống cháy, mặt nạ phòng độc, bình cứu sinh, mũ cứng, ủng vv... Hàng năm phải tổ chức kiểm tra về trình độ sẵn sàng của toàn đội và kỹ năng chữa cháy của mỗi đội viên.
5. Hàng năm mọi người lao động của nhà máy phải được huấn luyện để sử dụng thông thạo các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thông dụng.
Theo đó, từng thành viên trong nhà máy tuyển khoáng có trách nhiệm sau đây:
- Giám đốc ra quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo đội phòng cháy, chữa cháy của đơn vị, thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy địa phương.
- Đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy phải được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý phòng chống cháy, nổ, có thời gian công tác về phòng chống cháy, nổ, ít nhất 5 năm và thời gian làm việc trong lĩnh vực tuyển ít nhất 3 năm.
Đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của đội.
- Các đội viên đội phòng cháy, chữa cháy phải được đào tạo về phòng cháy và chữa cháy, am hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
- Đội phòng cháy, chữa cháy được trang bị quần áo chống cháy, mặt nạ phòng độc, bình cứu sinh, mũ cứng, ủng vv... Hàng năm phải tổ chức kiểm tra về trình độ sẵn sàng của toàn đội và kỹ năng chữa cháy của mỗi đội viên.
- Hàng năm mọi người lao động của nhà máy phải được huấn luyện để sử dụng thông thạo các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thông dụng.











- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Quyết định thực hiện không chi trả chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi nhưng mang lại lợi ích cho cơ quan theo Hướng dẫn 01 đúng không?