Hướng dẫn xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như thế nào?

Hướng dẫn xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như thế nào? Chính sách thôi việc do tinh giản biên chế được thực hiện như thế nào?

Hướng dẫn xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định về việc xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:

- Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế.

Trong đó, tiền lương tháng được tính bao gồm như sau:

+ Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý công ty;

+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.

- Tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế.

Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 05 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác có đóng bảo hiểm xã hội, thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.

Hướng dẫn xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như thế nào?

Hướng dẫn xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như thế nào?

Chính sách thôi việc do tinh giản biên chế được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về chính sách thôi việc, cụ thể như sau:

Chính sách thôi việc ngay

Theo đó, các đối tượng tinh giản biên chế co tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu thấp nhất và không đủ điều kiện để hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản sau đây:

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP bao gồm:

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

+ Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

+ Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

+ Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

+ Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.

Được tuyển dụng lại sau khi tinh giản biên chế có phải trả lại tiền trợ cấp đã nhận trước đó hay không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định những đối tượng đã tinh giản biên chế được tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.

Do đó, nếu được tuyển dụng lại sau 60 tháng kể từ ngày tinh giản biên chế thì không cần hoàn trả lại số tiền trợ cấp.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 67 về tinh giản biên chế: Chốt toàn bộ đối tượng áp dụng là những ai?
Lao động tiền lương
Tăng số lượng CBCCVC và NLĐ bị tinh giản biên chế khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cụ thể thế nào theo Hướng dẫn 01?
Lao động tiền lương
Chính thức kết quả đánh giá CBCCVC thực hiện tinh giản biên chế sắp xếp tổ chức bộ máy và giải quyết chính sách, chế độ tính theo thang điểm nào tại Hướng dẫn 01?
Lao động tiền lương
Tinh giản biên chế: Chủ trương kế hoạch giảm thiểu số lượng giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 25% đối với cán bộ công chức viên chức trường hợp nào tại khu vực Hà Nội?
Lao động tiền lương
Chính thức hướng dẫn bố trí, sắp xếp nhân sự khi tinh gọn tổ chức bộ máy đối với đối tượng viên chức và người lao động BHXH thế nào theo Công văn 56?
Lao động tiền lương
Chốt tinh giản biên chế: CBCCVC sau khi sắp xếp bộ máy thuộc hàng ưu tiên nào nếu thuộc trường hợp chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn 01: Tinh giản biên chế 5% mỗi năm thì số lượng biên chế phải giảm được xác định theo 02 nhóm nào?
Lao động tiền lương
Chốt nhóm cán bộ công chức cấp xã phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế được xác định theo căn cứ nào?
Lao động tiền lương
Sửa Nghị định 178: Chính thức tinh giản biên chế, thực hiện chế độ nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi với cán bộ công chức viên chức và người lao động trên cơ sở nào?
Lao động tiền lương
Toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc do tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn được xác định theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tinh giản biên chế
2,827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh giản biên chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào