Hướng dẫn viết mẫu giấy báo tử của bệnh viện như thế nào?
Hướng dẫn viết mẫu giấy báo tử của bệnh viện như thế nào?
Mẫu giấy báo tử của bệnh viện được dùng hiện nay là mẫu giấy báo tử quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT. Dưới đây là hình ảnh mẫu giấy báo tử của bệnh viện:
Căn cứ vào hướng dẫn cách ghi giấy mẫu báo tử được ghi nhận tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT thì điền mẫu giấy báo tử của bệnh viện như sau:
(1) Ghi rõ tên cơ quan cấp Giấy báo tử.
(2) Địa chỉ cơ quan cấp giấy báo tử: Ghi xã/huyện/tỉnh.
Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Họ và tên người tử vong: ghi theo thứ tự họ - chữ đệm - tên, viết bằng chữ in hoa, có dấu.
(4) Ngày, tháng, năm sinh: Ghi ngày, tháng, năm sinh của người tử vong năm dương lịch.
(5) Ghi Nam hoặc Nữ.
(6) Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc của người chết như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc các dân tộc khác.
(7) Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của người chết.
(8) Trường hợp người tử vong đang sống tạm trú tại địa bàn khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì tại mục này phải ghi rõ là tạm trú. Ví dụ: Tạm trú tại Ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Kiên Giang.
Trường hợp người nước ngoài có đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam thì ghi giống như người Việt Nam.
(9) Ghi rõ mã số định danh cá nhân, nếu có.
(10) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(11) Đã tử vong vào lúc: ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm tử vong (Dương lịch) bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút tử vong thì bỏ trống.
(12) Nguyên nhân tử vong: Ghi nguyên nhân chính gây ra tử vong. Đối với trường hợp chưa xác định được NNTV( tử vong trên đường đi cấp cứu...) thì ghi không rõ.
(13) Ghi rõ họ tên, chức vụ Thủ trưởng và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu:
- Nếu phát hiện bệnh nhân tử vong khi đang trên đường đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh nơi bệnh nhân chuyển đến có trách nhiệm cấp giấy báo tử và tích chọn vào ô Tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu.
- Nếu phát hiện bệnh nhân tử vong khi đang trên đường đi từ một cơ sở khám, chữa bệnh này đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi bệnh nhân chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy báo tử và tích chọn vào ô Tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu.
Tải mẫu giấy báo tử của bệnh viện: Tại đây.
Hướng dẫn viết mẫu giấy báo tử của bệnh viện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy báo tử được lưu thành mấy bản?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định:
Quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử
1. Cấp Giấy báo tử
Sau khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy báo tử quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Người thân thích của người tử vong theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy báo tử được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho người thân thích của người tử vong để làm thủ tục khai tử và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
...
Theo đó giấy báo tử được lưu thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho người thân thích của người tử vong để làm thủ tục khai tử và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Có được xin cấp lại giấy giáo tử khi làm mất không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT quy định:
Quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử
...
2. Cấp lại Giấy báo tử
...
b) Trường hợp mất, rách, nát Giấy báo tử:
Người thân thích của người tử vong phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp Giấy báo tử lần đầu. Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy báo tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy báo tử bị rách, nát; kiểm tra thông tin trong đơn và đối chiếu với bản Giấy báo tử lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp. Giấy báo tử được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy báo tử cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
Theo đó khi làm mất giấy giáo tử người thân thích của người tử vong làm Đơn đề nghị cấp lại giấy báo tử quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BYT gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp giấy báo tử lần đầu sẽ được cấp lại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?