Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm mới nhất?
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
(Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm mới nhất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2024?
Theo Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về mẫu báo cáo tai nạn lao động và cách thực hiện việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Phụ lục XII: Tải về
Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Trực tiếp;
+ Fax;
+ Đường bưu điện;
+ Thư điện tử.
- Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP trước ngày 05/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05/01 năm sau đối với báo cáo năm.
Phụ lục XVI: Tải về
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Phụ lục XVI: Tải về
- Trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
+ Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
Phụ lục XIII: Tải về
+ Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Phụ lục XIV: Tải về
Phụ lục XV: Tải về
- Các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 21 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Phụ lục XVII: Tải về
Như vậy, người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 10 tháng 01 năm 2024 đối với báo cáo cả năm 2023.
Đồng thời, báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp;
+ Fax;
+ Đường bưu điện;
+ Thư điện tử.
Báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Không thống kê tai nạn lao động;
- Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người sử dụng lao động khi có hành vi báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì bị xử phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng (cá nhân) và từ 10 - 20 triệu đồng (tổ chức).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?