Hướng dẫn người lao động gửi phản ánh, kiến nghị, câu hỏi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như thế nào?
- Hướng dẫn người lao động gửi phản ánh, kiến nghị, câu hỏi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như thế nào?
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực việc làm?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội là gì?
Hướng dẫn người lao động gửi phản ánh, kiến nghị, câu hỏi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như thế nào?
Căn cứ thông tin tại Cổng thông tin Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (website https://bovoinddn.molisa.gov.vn/ho-tro), người lao động cần gửi phản ánh, kiến nghị, câu hỏi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội thì thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Truy cập vào hệ thống thông tin Bộ lao động - Thương binh và Xã hội với Người dân và Doanh nghiệp tại địa chỉ https://bovoinddn.molisa.gov.vn/
Bước 2: Vào mục "Phản ánh kiến nghị,câu hỏi” và chọn "Gửi phản ánh -kiến nghị, câu hỏi"
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin theo mẫu
Lưu ý:
- Trường thông tin có dấu (*) là bắt buộc phải nhập
- Có thể gửi kèm theo tài liệu đính kèm (cho phép chọn tối đa 3 file tài liệu đính kèm, nếu vượt quá 3 file thì phải nén vào file zip) thực hiện nút “Chọn tệp"
Bước 4: Sau khi nhập thông tin đầy đủ theo mẫu → chọn nút "Gửi kiến nghị"
Lưu ý: Ghi lại mã phản ánh kiến nghị được gửi về thư điện tử (sử dụng để tra cứu khi có kết quả).
Hướng dẫn người lao động gửi phản ánh, kiến nghị, câu hỏi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực việc làm?
Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
7. Lĩnh vực việc làm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;
c) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm bao gồm:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm.
- Tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam.
- Thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
- Ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động.
- Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội là gì?
Tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
13. Lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, giảm nghèo, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức chuẩn trợ giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và cấp phép việc thành lập và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội;
đ) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.
...
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, giảm nghèo, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội; Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?