Hướng dẫn lập báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn chi tiết nhất hiện nay?
Hướng dẫn lập báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn chi tiết nhất hiện nay?
Hiện nay báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn được lập theo Mẫu số B14-TLĐ ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 như sau:
Tải mẫu báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn: Tại đây.
Theo đó, phương pháp lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn như sau:
A. Các chỉ tiêu cơ bản
+ Lao động làm căn cứ tính tổng quỹ lương đóng kinh phí công đoàn là lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đến ngày 30/6 năm trước cộng với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến tăng, trừ số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH dự kiến giảm trong năm.
Đối với số lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nhưng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa đóng BHXH, Công đoàn cơ sở căn cứ tiền lương trong hợp đồng lao động của đối tượng này để tính quỹ lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn đề nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.
+ Đoàn viên để tính quỹ lương đóng đoàn phí công đoàn là đoàn viên dự kiến đến ngày 31/12 năm trước, cộng (trừ) số đoàn viên dự kiến tăng, giảm trong năm. Mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
B. Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn
- Cột 1 - Ước thực hiện năm trước: Căn cứ số thực hiện trên sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở, ước tính số thu, chi của thời gian còn lại trong năm để ghi vào các nội dung thu, chi ước của năm trước.
- Cột 2 - Dự toán năm nay: Căn cứ số liệu của từng chỉ tiêu thu, chi ước thực hiện năm trước; căn cứ vào tình hình thực tế về lao động, tiền lương, dự kiến nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng; dự kiến các nội dung chi tiền lương, các khoản đóng theo lương của cán bộ công đoàn chuyên trách, chi phụ cấp cán bộ công đoàn; chi quản lý hành chính; chi hoạt động của ban chấp hành, các nội dung chi khác để xây dựng số liệu cho từng nội dung thu, chi cụ thể.
- Cột 3 - Cấp trên duyệt: Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp căn cứ số liệu trong Báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở lập để phê duyệt các nội dung thu, chi, nộp cấp trên.
Các chỉ tiêu thu, chi tài chính công đoàn:
* Mục I. Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ
Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ (Mã số 10): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ của năm trước.
* Mục II. Phần thu
- Thu Đoàn phí công đoàn (Mã số 22): Căn cứ vào quỹ lương đóng ĐPCĐ và mức đóng đoàn phí của đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thu Kinh phí công đoàn (Mã số 23): Đối với đơn vị được phân cấp thu, căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp phải nộp trong năm. Đối với đơn vị không được phân cấp thu thì không phải phản ánh.
- Các khoản thu khác (Mã số 25 = Mã số 25.01 + Mã số 25.02)
+ Chuyên môn hỗ trợ (Mã số 25.01): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ số chuyên môn hỗ trợ năm trước và số ước trong năm dự toán.
+ Thu khác (Mã số 25.02): Số liệu ghi chỉ tiêu này căn cứ trên số thu khác năm trước và số ước trong năm dự toán.
- Tài chính công đoàn cấp trên cấp (Mã số 28):
+ Kinh phí công đoàn cấp trên cấp theo phân phối (Mã số 28.01): Căn cứ vào Quỹ tiền lương đóng kinh phí công đoàn để tính số kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp trong năm nhân với tỷ lệ KPCĐ công đoàn cơ sở được sử dụng theo quy định của Tổng Liên đoàn.
+ Tài chính công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ (Mã số 28.02): Căn cứ vào nguồn tài chính công đoàn của đơn vị và số chi hoạt động công đoàn trong năm để đề nghị cấp trên cấp hỗ trợ.
- Nhận bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 40): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi các công đoàn bộ phận này từ đơn vị công đoàn khác chuyển đến.
* Mục III. Phần chi
- Từ mã số 31 đến mã số 37: Căn cứ vào nguồn kinh phí hiện có và số kinh phí được sử dụng trong năm và hoạt động công đoàn của đơn vị để phản ánh số chi cho phù hợp với quy định của các cấp công đoàn.
- ĐPCĐ, KPCĐ đã nộp cấp trên quản lý trực tiếp (Mã số 39): Căn cứ vào nguồn kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trong năm dự toán được phân cấp thu nhân với tỷ lệ nộp cấp trên theo quy định của TLĐ.
- Bàn giao tài chính công đoàn (Mã số 42): Căn cứ tài chính công đoàn của các công đoàn bộ phận khi có sự bàn giao các công đoàn bộ phận này cho các đơn vị công đoàn khác.
* Mục IV. Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ
- Tài chính công đoàn tích lũy cuối kỳ (Mã số 50): Phần chênh lệch giữa chỉ tiêu Tài chính công đoàn tích lũy đầu kỳ, Phần thu với Phần chi.
* Mục V. Dự phòng
- Kinh phí dự phòng (Mã số 70): Căn cứ số thu tài chính công đoàn, số chi tài chính công đoàn và quy định định của Tổng Liên đoàn để phản ánh số dự phòng tài chính.
Hướng dẫn lập báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn chi tiết nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Tài chính công đoàn được sử dụng để làm gì?
Căn cứ Điều 27 Luật Công đoàn 2012 quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, cụ thể như sau:
Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
m) Các nhiệm vụ chi khác.
Theo đó, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh.
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.
- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.
- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
- Các nhiệm vụ chi khác.
Sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
...
Theo đó, việc sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?